Thắng hay thua, thành hay bại, nhân tố quyết định sự nghiệp cả đời chỉ nằm ở 2% này thôi: Cố thêm 1 chút, thành công ngay trước mắt bạn rồi
Đây chính là 2% sẽ quyết định người nào công thành danh toại, người nào chỉ có thể thất bát cả đời.
Cho dù làm bất cứ việc gì, ở bất cứ nơi đâu, muốn đạt được thành công, sự nỗ lực là điều tất yếu. Tuy nhiên, có rất nhiều người trả giá vô vàn nỗ lực nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu mong muốn. Vậy đâu là bí quyết để dẫn đến thành công? Đôi khi, khoảng cách giữa thành công và thất bại chỉ nằm ở 2% quyết định này thôi.
1. Sáng tạo hơn người khác 2%
Đều là sáng tạo nhưng hai trường hợp người ta buộc mình phải sáng tạo nhiều hơn và bản thân mình muốn sáng tạo nhiều hơn sẽ đem lại hai quá trình hoàn toàn khác nhau. Động lực khác nhau dẫn tới cảm giác và kết quả làm việc khác nhau.
Nếu chúng ta chủ động làm việc, tiềm thức sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và đạt tỷ lệ sáng tạo thành công cao hơn. Ngược lại, nếu bạn có cảm giác bị ép buộc làm điều gì đó, bạn sẽ thấy khó chịu, bất mãn và khó lòng tập trung, từ đó không đạt được kết quả tốt như ý muốn.
Hãy nhớ rằng: Chờ đợi, phụ thuộc vào người khác sẽ chỉ dẫn đến thất bại, chỉ có chủ động nỗ lực mới dẫn tới thành công.
2. Nỗ lực hơn người khác 2%
Nếu quan tâm về giải bóng rổ nhà nghề NBA của Mỹ, chắc chắn bạn sẽ biết về cầu thủ nổi tiếng Kobe Bryant. Chàng cầu thủ sinh năm 1978 này thậm chí còn được gọi là một "huyền thoại" trong thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp của mình. Khi được hỏi tại sao có thể đạt được thành công đến như vậy, Kobe Bryant đã hỏi lại phóng viên rằng: "Anh đã từng trông thấy Los Angeles vào lúc 04 giờ sáng hay chưa? Tôi thì được chứng kiến gần như là mỗi ngày".
Có thể thấy, Kobe Bryant luôn thức dậy và bắt đầu luyện tập mỗi ngày vào lúc 4 giờ sáng. Trong khi cả thành phố còn chưa lên đèn, anh đã tự sắp xếp cho mình một lịch trình luyện tập riêng đầy bận rộn. Đây chính là một trong những lý do quan trọng làm nên sự nghiệp vĩ đại và giúp Bryant đạt được những thành tựu xuất sắc trong lịch sử bóng rổ Mỹ những năm vừa qua.
Cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp Kobe Bryant, người nổi tiếng về sự chăm chỉ, nỗ lực "hơn người" của mình
Cho dù không thể trở thành một "huyền thoại" như cầu thủ Kobe Bryant, chúng ta vẫn nên học cách nỗ lực hơn người khác 2% giống như việc anh ấy luôn rèn luyện sớm hơn người khác cả tiếng đồng hồ. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể tiến bộ hơn, nổi bật hơn và đạt được những thành tựu lớn hơn so với những người còn lại.
3. Khiêm tốn hơn người khác 2%
Khi bạn gặp phải một đồng nghiệp khó tính hoặc có một cấp trên khó tính, bạn nhất định phải nhớ bí quyết sau: Nhìn vào mặt xấu của họ nhưng học hỏi những mặt tốt của họ. Tại sao người đó có thể trở thành cấp trên của bạn? Bởi vì họ có kỹ năng tốt hơn mọi người. Tại sao người đó có thể lên lãnh đạo cả nhóm? Đó là vì họ có năng lực để nhận ra vấn đề cũng như ưu, khuyết điểm của các thành viên.
Đủ khiêm tốn để biết cách tận dụng và học tập được những ưu điểm cũng như tìm ra và tránh xa những sai lầm của người khác, chúng ta mới phát triển ngày càng bản lĩnh hơn.
Khi bạn gặp phải một đồng nghiệp khó tính hoặc có một cấp trên khó tính, bạn nhất định phải nhớ bí quyết sau: Nhìn vào mặt xấu của họ nhưng học hỏi những mặt tốt của họ.
4. Suy nghĩ nhiều hơn người khác 2%
Để phát triển tư duy, chúng ta có thể rèn luyện khả năng suy nghĩ của mình mỗi ngày từ những việc nhỏ nhặt nhất. Ví dụ như, khi gặp một đồng nghiệp nổi tiếng, hãy nghĩ về lý do tại sao anh ta thành công như vậy. Khi xem một chương trình giải trí, hãy nghĩ về ý tưởng và cách phát triển của chương trình. Khi đi mua sắm và thấy một món đồ dễ thương, hãy nghĩ về những khía cạnh đặc biệt của nó và quan sát nhiều hơn. Bằng cách này, khả năng suy nghĩ và tư duy của bạn sẽ được mở rộng, từ đó kích thích óc sáng tạo từ sâu bên trong.
5. Tự tin hơn người khác 2%
Mỗi chúng ta đều có cá tính và sở trường riêng của chính mình, không cần cố ý lấy lòng người khác hay hùa theo ý kiến của bất cứ ai mà thay đổi sao cho bản thân trở nên giống với số đông. Hãy để bản thân trở nên khác biệt và dũng cảm đi con đường của riêng mình. Chỉ khi nào bạn tạo dựng nên một bản lĩnh riêng cho mình, người khác mới có thể nhận ra sự nổi bật và trân trọng tài năng của bạn.
Chỉ khi nào bạn tạo dựng nên một bản lĩnh riêng cho mình, người khác mới có thể nhận ra sự nổi bật và trân trọng tài năng của bạn.
Tóm lại, cơ hội chỉ dành cho những người đã có sự chuẩn bị sẵn sàng từ trước. Muốn đạt được thành công, tâm trí của chúng ta cũng phải đạt được tới một đỉnh cao nhất định. Mọi nỗ lực đều có thể đem lại thành quả nhưng nếu bạn có thể nỗ lực hơn người khác 2% cả về mặt tư duy, sáng kiến, lẫn sự tự tin, khiêm tốn và lòng chân thành, bạn sẽ sớm ngày gặt hái được thành quả mình mong muốn.
Thay vì để bản thân hối tiếc trong tương lai, tại sao không nỗ lực nhiều hơn ngay từ hôm nay?