img
Thảm sát ở Mỹ: Những vết loét không bao giờ lành theo sau “văn hóa súng” - Ảnh 1.

Thảm sát ở Mỹ: Những vết loét không bao giờ lành theo sau “văn hóa súng” - Ảnh 2.

Lúc 7h30 sáng ngày 27/2/2012, T. J. Lane, thiếu niên 17 tuổi bước vào căng tin trường Trung học Chardon ở vùng ngoại ô cách Cleveland chừng 45 km. Đó là một buổi sáng thứ 2 và căng tin gần như chật kín những cô cậu học trò giống Lane đang ăn bữa sáng trước khi vào lớp. Một số người đang đợi xe buýt để tới tham dự một vài chương trình ở những trường khác. Vài người người chuẩn bị tập thể dục.

Thảm sát ở Mỹ: Những vết loét không bao giờ lành theo sau “văn hóa súng” - Ảnh 3.

Lane ngồi xuống một chiếc bàn trống rút ra khẩu súng giấu sẵn trong cặp. Cậu đứng dậy, lên đạn và siết cò mà chẳng nói một lời.

Russell King, một cậu bé 17 tuổi khác, đang ngồi cùng cậu bạn Nate Mueller. Sau tiếng súng, King gục mặt xuống bàn. Cậu bé bị bắn vào đầu. Một viên đạn khác sượt qua tai Mueller. "Tôi còn nhìn thấy quầng lửa từ khẩu súng", Mueller kể lại sau khi bình phục. Hai cậu bé không phải những nạn nhân duy nhất.

Daniel Parmertor, một thiếu niên 16 tuổi khác, bị bắn vào đầu. Demetrius Hewlin, cậu bạn có biệt danh là "Duck", cũng không kịp tránh né và bị bắn vào đầu trước khi gục xuống bàn. Joy Rickers cố chạy thoát nhưng cũng bị Lane bắn theo. Nickolas Walczak, bị bắn vào cổ, tay, chân và mặt trước khi gục xuống sàn. Tuy nhiên, cậu bé vẫn cố lết về phía cửa.

Kẻ từ sau vụ xả súng trường Trung học Columbine ở vùng ngoại ô Denver năm 1999, các trường học ở Mỹ đã dạy học sinh cách đối phó khi bị tấn công. Trường Chardon bắt đầu các khóa tập như vậy từ năm 2007, sau cuộc thảm sát ở Virginia Tech, Blacksburg, Virginia khiến 33 người, bao gồm cả kẻ tấn công, thiệt mạng.

Trở lại với những gì diễn ra ở trường Chardon, những đứa trẻ hoảng sợ bỏ chạy qua phòng hội trường, vừa chạy vừa hét "khóa cửa lại". Số khác trốn trong phòng giáo viên và chặn cửa bằng chiếc đàn piano. Có người sử dụng hệ thống loa phát thanh của trường, cảnh báo và hướng dẫn những học sinh tự bảo vệ mình. Mọi người đều biết phải làm gì.

Thảm sát ở Mỹ: Những vết loét không bao giờ lành theo sau “văn hóa súng” - Ảnh 4.

Học sinh chạy vào lớp, chui xuống gầm bàn trong khi giáo viên khóa cửa và tắt đèn. Joseph Ricci, một giáo viên dạy toán nghe thấy tiếng Walczak đang lết và rên rỉ ngoài hành lang vì những vết thương do đạn. Ricci mở cửa, kéo cậu bé vào trong phòng. Chẳng ai biết chuyện sẽ tồi tệ đến đâu nếu Lane có nhiều hơn một khẩu súng, hay chỉ đơn giản là có nhiều đạn hơn. Trốn dưới gầm bàn, các học sinh bắt đầu gọi cảnh sát và nhắn tin cho gia đình.

Từ căng tin, Frank Hall, trợ lý huấn luyện viên bóng đá đã đuổi Lane khỏi ngôi trường trước khi hung thủ chạy vào rừng. Vài phút sau, 4 chiếc xe cứu thương xuất có mặt tại hiện trường. Rickers và Walczak được đưa tới bệnh viện gần đó trong khi Hewlin, Parmertor và King được trực thăng đưa tới cấp cứu tại Trung tâm Y tế MetroHealth tại Cleveland. Lúc 8h30, toàn bộ ngôi trường đã được sơ tán.

Thảm sát ở Mỹ: Những vết loét không bao giờ lành theo sau “văn hóa súng” - Ảnh 5.

T. J. Lane bị bắt sau vụ xả súng.

Danny Parmertor qua đời vào buổi chiều cùng ngày. Đến tối, nhà thờ địa phương mở cửa để người dân vào cầu nguyện. Tại quảng trường của thị trấn, học sinh tụ tập để cầu nguyện. Họ thắp nến khi đêm xuống mong những người bị thương qua khỏi và giúp những người qua đời về với chúa.

Tuy nhiên, vết thương của Russell King, một trong những học sinh bị bắn, quá nặng. Bác sĩ thông báo cậu qua đời lúc nửa đêm.

Theo các thống kê, có khoảng 300 triệu khẩu súng các loại được người dân Mỹ sở hữu. Trong đó, khoảng 160 triệu khẩu là súng ngắn, 150 triệu khẩu súng trường và 83 triệu khẩu súng hoa cải. Về mặt số liệu, gần như mỗi người Mỹ đều sở hữu một khẩu súng, bất kể tuổi tác, giới tính hay nghề nghiệp.

Khẩu súng mà T. J. Lane mang tới trường học là của người chú. Nó được mua năm 2010, hoàn toàn hợp pháp, tại một trong hàng nghìn cửa hàng bán súng trên khắp nước Mỹ. Trong khi đó, cả bố và mẹ Lane đều bị bắt về tội bạo hành trong những năm trước đó. Lane tìm thấy khẩu súng trong phòng của ông nội. Việc dễ dàng tiếp cận súng khiến Lane có cơ hội trở thành kẻ giết người.

Thảm sát ở Mỹ: Những vết loét không bao giờ lành theo sau “văn hóa súng” - Ảnh 6.

Thảm sát ở Mỹ: Những vết loét không bao giờ lành theo sau “văn hóa súng” - Ảnh 7.

Đáng buồn, trường hợp của T. J. Lane không phải duy nhất. Trên báo chí, thỉnh thoảng người ta lại bắt gặp những vụ việc trẻ con trở thành kẻ sát nhân bởi súng, dùng chúng vô tình hay cố ý. Thậm chí, trường học còn trở thành nơi ưa thích của những kẻ điên cuồng, muốn gây ra những vụ tấn công với số thương vong nhiều nhất có thể. Nạn nhân chủ yếu là trẻ con.

Chỉ vài tháng sau vụ xả súng trường Trung học Chardon, một sự kiện đau lòng và tồi tệ khác lại xảy ra trên chính đất Mỹ. Vụ thảm sát trường tiểu học Sandy Hook vào tháng 12/2012 gây ra hậu quả đau lòng với 28 học sinh thiệt mạng. Hung thủ là Adam Lanza, 20 tuổi khi gây án trước khi tự sát. Mẹ của Lanza, một giáo viên trường Sandy Hook, cũng là nạn nhân. Khẩu súng được Lanza sử dụng thuộc sở hữu của mẹ.

Thảm sát ở Mỹ: Những vết loét không bao giờ lành theo sau “văn hóa súng” - Ảnh 8.

Đa phần nạn nhân của các vụ xả súng là những thường dân vô tội. Trong ngày đầu tháng 10/2017, nước Mỹ tiếp tục rúng động khi Stephen Paddock, một người đàn ông 63 tuổi, gây ra vụ xả súng đẫm máu nhất lịch sử nước Mỹ hiện đại. Mang theo 23 khẩu súng cùng hàng nghìn viên đạn vào Khách sạn-sòng bài Mandalay Bay, Paddock điên cuồng dùng chúng để bắn xuống 22.000 người đang tham dự một lễ hội âm nhạc cách đó 320m.

Khám nghiệm hiện trường và nhà nghi can, cảnh sát phát hiện tổng cộng 42 khẩu súng, bao gồm nhiều súng trường tấn công với sức sát thương cực cao. Tất cả chúng đều được sở hữu hợp pháp. Tuy nhiên, một số khẩu được Paddock sửa chữa để trở thành hoàn toàn tự động, có thể bắn ra tới 400 viên/phút. Dù lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) nhận trách nhiệm về vụ tấn công nhưng cảnh sát chưa tìm ra mối liên quan. Động cơ của kẻ xả súng cũng chưa được làm rõ.

Thảm sát ở Mỹ: Những vết loét không bao giờ lành theo sau “văn hóa súng” - Ảnh 9.

Luật pháp bang Nevada cho phép Paddock và những công dân bình thường sở hữu số lượng lớn vũ khí. Họ có thể mua chúng ở bất cứ đâu và có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng. Trong suốt hơn 2 thế kỷ qua, văn hóa súng đã nở rộ và thịnh hành trên khắp nước Mỹ trong khi những điều luật hạn chế loại vũ khí chết người này "chỉ đếm trên đầu ngón tay".

Thảm sát ở Mỹ: Những vết loét không bao giờ lành theo sau “văn hóa súng” - Ảnh 10.

Trên thực tế, sở hữu súng là quyền được Hiến pháp Mỹ bảo vệ. Tu chính án thứ hai của hiến pháp Mỹ quy định người dân được quyền sở hữu và mang vũ khí. Rất nhiều dự luật kiểm soát súng đạn được các Nghị sĩ Mỹ đưa ra nhưng đều không thể trở thành luật. Cựu tổng thống Barack Obama, người rất muốn mạnh tay với súng đạn, cũng bất lực dù hàng loạt vụ thảm sát xảy ra dưới 8 năm nhiệm kỳ của ông.

Mỹ là nước có tỷ lệ sở hữu súng đạn trên dân số cao nhất thế giới. Tuy nhiên, không phải tất cả người dân Mỹ đều sở hữu loại vũ khí này. Dù có 88 khẩu súng trên 100 dân nhưng có tới 7,7 triệu người Mỹ sở hữu từ 8 đến 140 khẩu. Tỷ lệ cũng không đồng đều giữa nam giới và phụ nữ, người da trắng và người da màu, nông thôn và thành thị hay người lớn tuổi so với người trẻ tuổi.

Thảm sát ở Mỹ: Những vết loét không bao giờ lành theo sau “văn hóa súng” - Ảnh 11.

Thảm sát ở Mỹ: Những vết loét không bao giờ lành theo sau “văn hóa súng” - Ảnh 12.

Theo thống kê, có khoảng 30.000 trường hợp tử vong vì súng mỗi năm ở Mỹ, trong đó 2/3 là tự tử. Ngoài ra, có 100.000 vụ đấu súng mỗi năm dù có gây thiệt hại hay không trong đó 70% các vụ giết người bằng súng do súng lục gây ra. Mỗi năm, người Mỹ phải trả 2,8 tỷ USD chi phí chữa trị cho các nạn nhân bị súng bắn. Nếu tính cả các thiệt hại khác, con số này có thể lên tới 45 tỷ USD.

Tuy nhiên, bất chấp những hậu quả từ súng, một đạo luật nhằm kiểm soát súng đạn trên toàn nước Mỹ chưa bao giờ được thông qua. Thậm chí, việc các thượng nghị sĩ thúc đẩy dự luật yêu cầu kiểm tra lý lịch người mua súng cũng chưa bao giờ trở thành hiện thực dù nhận được sự ủng hộ của tới 84% người dân Mỹ. Nhóm phản đối mạnh mẽ nhất có tên Hiệp hội súng trường Mỹ (NRA).

NRA là tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ quyền sở hữu súng của người dân. Được thành lập năm 1871, NRA hiện đang là tổ chức phản đối mạnh mẽ nhất các đạo luật liên quan tới sở hữu súng. Thậm chí, đây là một trong 3 nhóm vận động hành lang có ảnh hưởng nhất ở Washington D.C. Số lượng thành viên đông đảo cùng ảnh hưởng với ngành công nghiệp súng đạn Mỹ khiến các nghị sĩ phải dè chừng NRA.

Chính cựu Tổng thống Barack Obama, người từng ủng hộ mạnh mẽ các dự luật kiểm soát súng đạn, cũng phải thừa nhận các nhà lập pháp lo sợ sự quay lưng của những người sở hữu súng trong các cuộc bầu cử tương lai, điều khiến họ không dám đồng thuận với dự luật kiểm soát súng đạn.

Thảm sát ở Mỹ: Những vết loét không bao giờ lành theo sau “văn hóa súng” - Ảnh 13.

Sau mỗi vụ xả súng, NRA cũng luôn chọn cho mình những cách xử lý rất thông minh. Chẳng ngôn từ nào có thể bào chữa cho súng đạn sau những vụ thảm sát hàng loạt. Hiểu rõ điều đó, NRA không làm vậy. Thay vào đó, họ im lặng để cho mối quan tâm của dư luận trôi qua càng nhanh càng tốt. Mỗi lời họ nói ra sẽ chỉ đổ thêm dầu vào lửa.

Trong khi đó, NRA có một bộ máy hoạt động hoàn hảo và vô cùng mạnh mẽ. Khi gặp vấn đề bất lợi, họ kích động các thành viên gây áp lực với các nghị sĩ bằng các cuộc gọi, lá thư hay thư điện tử. Dù số tiền chi cho vận động hành lang quá nhỏ bé so với các tập đoàn khổng lồ của Mỹ nhưng sức mạnh của NRA nằm ở những thành viên hoạt động nhiệt thành và có ảnh hưởng trong cộng đồng.

Thảm sát ở Mỹ: Những vết loét không bao giờ lành theo sau “văn hóa súng” - Ảnh 14.

Kể từ những năm 1970, NRA hoạt động theo tôn chỉ "Người da trắng thượng đẳng" nhằm thu hút người dân, đặc biệt là đàn ông, những người "tự coi mình mang nguồn gốc Mỹ". Đây thường là những người giàu có nhưng rất cực đoan và bảo thủ.

Đằng sau NRA còn là những công ty sản xuất vũ khí hàng đầu nước Mỹ. Sau mỗi vụ thảm sát, doanh số mua súng thường tăng lên vì người ta nghĩ súng có thể bảo vệ mình. Tuy nhiên, vụ xả súng nhằm vào lễ hội âm nhạc đồng quê ở Las Vegas khiến những người yêu súng nhất cũng phải nhìn lại vì phần lớn các nạn nhân đều là những người ủng hộ nhiệt thành nhất cho súng.


Linh Anh
7PM
Theo Trí Thức Trẻ6/10/2017

Trí thức trẻ