Tào Tháo và Lưu Bị đều từng vì vấn đề lương thực mà sầu não: Tào Tháo dựa vào đạo mộ để nuôi quân còn Lưu Bị quá thất đức
Khởi nghiệp thời loạn thế, tiền bạc, lương thực, địa bàn, quân giới, binh sỹ, thiếu một thứ cũng không được. Nếu tiềm lực kinh tế hùng hậu vậy thì những chuyện này khá đơn giản, tuy nhiên trong lịch sử, những nhà khởi nghiệp không phải ai cũng là những hộ giàu có hay con ông cháu cha, có rất nhiều người xuất thân từ những gia đình bình thường. Vậy họ làm sao để duy trì quân lương?
Khởi nghiệp thời loạn thế, tiền bạc, lương thực, địa bàn, quân giới, binh sĩ, thiếu một thứ cũng không được. Nếu tiềm lực kinh tế hùng hậu vậy thì những chuyện này khá đơn giản, tuy nhiên trong lịch sử, những nhà khởi nghiệp không phải ai cũng là những hộ giàu có hay con ông cháu cha, có rất nhiều người xuất thân từ những gia đình bình thường.
Chẳng hạn như Tào Tháo, cha ông Tào Tung là con nuôi của đại thái giám Tào Đằng. Nhờ vào danh tiếng của Tào Đằng, Tào Tung cũng nhận được rất nhiều lợi ích. Gia cảnh Tào Tháo lúc này có thể nói là không tồi, cộng thêm với tính cách phóng khoáng và tài trí hơn người, vì vậy liên tiếp ba năm liền được tiến cử làm Hiếu liêm, sau này lập được không ít thành tích, cộng thêm những nỗ lực trong việc chống lại Đổng Trác cũng giúp ông được cộng thêm điểm.
Đối lập với Tào Tháo là Lưu Bị, người luôn được trao cho chiếc vương miện về lòng trung dũng và sự nhân nghĩa. So với xuất thân ngậm thìa vàng như Tào Tháo thì Lưu Bị cái gì cũng không có, không có địa bàn, không có binh sĩ, gia cảnh nghèo nàn, thứ duy nhất mà ông có là một trái tim không chịu khuất phục.
Khác biệt hoàn cảnh lớn như vậy, hai người họ dựa vào cái gì để khởi binh và dùng cách nào để duy trì lương bổng? Thực ra, cả Tào Tháo và Lưu Bị khi khởi binh đều có quý nhân phù trợ.
Theo cuốn "Tam Quốc chí", Tào Tháo sở dĩ có thể tập trung cho mình được một đội quân 5000 binh sĩ, điều này có liên quan rất nhiều tới thương nhân Vệ Từ, chính nhờ số tiền lớn mượn của Vệ Từ mà Tào Tháo có thể trải qua giai đoạn khó khăn.
Còn Lưu Bị tuy xuất phát điểm không bằng Tào Tháo nhưng bản thân ông cũng được những thương nhân giàu có giúp đỡ. Đầu tiên, tiền khởi binh đến từ Trương Phi, tiếp đó ông lại nhận được đầu tư từ hai đại gia có tiếng ở Trung Sơn là Trương Thế Bình và Tô Song, nhờ đó tập hợp được cho mình một lượng lớn quân lương chiến mã để khởi binh.
Tuy nhiên tiền đầu tư giai đoạn đầu tuy có rồi, đầu tư của các thương nhân ở giai đoạn tiếp theo tuy vẫn rất quan trọng, nhưng tiền mà mình tự kiếm ra mới là cách bền vững để duy trì sinh tồn. Tào Tháo và Lưu Bị đều nhận thức được điều này, và cả hai đã nghĩ ra hai cách khác nhau để huy động được nguồn lực.
Trong cuốn "Hậu Hán thư. Viên Thiệu truyền" có ghi chép lại rằng phương pháp huy động vốn của Tào Tháo chính là đạo mộ, những báu vật tìm thấy dưới các ngôi mộ có thể đổi lấy tiền. Những ngôi mộ mà Tào Tháo đào đều là những ngôi mộ của người giàu có, chẳng hạn như ngôi mộ đầu tiên mà ông động đến là mộ của Lương Hiếu vương, tông thất nhà Hán, số châu báu, ngọc ngà đào được có thể giúp ông duy trì quân đội trong vòng vài năm.
Còn "thánh nhân nghĩa" Lưu Bị dùng cách gì để duy trì quân đội?
Ông tuy không làm chuyện thất đức như đạo mộ nhưng cách làm của ông cũng vô sỉ chẳng kém. Trước khi công kích Thành Đô, ông hứa với binh sĩ rằng một khi công phá được thành, cho phép họ thoải mái cướp bóc trong 3 ngày. Sau đó, Thành Đô đã bị hạ, nhưng lương thực lại vẫn thiếu trầm trọng, lúc này phải làm gì tiếp theo? Lưu Bị đã cho người dùng vật liệu kém đúc ra những đồng ngũ thù (tiền tệ thời đó) rất thô kệch, chất lượng cũng kém xa so với bản gốc.
Để đổi được vật tư, Lưu Bị còn dùng quyền lực của mình để ép người dân phải đổi lương thảo cho mình, cứ như vậy, dân tuy khổ nhưng Lưu Bị lại giải quyết được thế khó ngàn cân treo sợi tóc của mình, Quốc khố cũng được làm đầy hơn. Một người động vào người chết, một người lợi dụng bách tính, bạn thấy ai thất đức hơn?