Tân cử nhân bất lực vì mãi không tìm được việc dù là sinh viên nổi bật ở trường, mãi sau mới vỡ lẽ do mắc một điều cấm kỵ

17/11/2024 09:00 AM | Sống

Đây cũng là tình trạng mà nhiều sinh viên mới ra trường gặp phải.

CV xin việc chính là "bộ mặt" của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Chỉ trong vài giây đầu tiên lướt qua CV, họ đã có thể hình dung ra bạn là ai và có phù hợp với vị trí công việc hay không. Một CV ấn tượng không chỉ giúp bạn nổi bật giữa hàng trăm ứng viên khác mà còn là chiếc vé thông hành đưa bạn đến gần hơn với cơ hội việc làm mơ ước.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách viết CV sao cho thật đúng, đủ và ấn tượng.

Tuệ Lam (Trung Quốc) là một sinh viên mới tốt nghiệp ngành kế toán và đang trong quá trình tìm kiếm việc làm. Trong suốt quãng thời gian đi học, cô bạn đã rất cố gắng trong việc học bài trên lớp và năng động tham gia các hoạt động ngoại khoá để tích lũy kinh nghiệm, cải thiện các kỹ năng mềm, cũng như "làm đẹp" hơn CV phục vụ khi ra trường. Tuy nhiên, đã hơn 1 tháng sau khi tốt nghiệp, Tuệ Lam vẫn chưa được nhận một lời mời phỏng vấn nào.

Cho đến khi vào buổi gặp mặt gia đình, cô gái đã đưa CV của mình cho người chị họ hiện đang là HR tại một công ty tài chính xem thì mới ngỡ ngàng hiểu được nguyên nhân sau đó. Người chị thẳng thắn nhận xét bản CV này không đủ để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, chưa kể còn mắc nhiều lỗi cơ bản như hình thức rối mắt, viết quá dài, lan man,...

Lúc này, Tuệ Lam mới vỡ lẽ. Từ trước đến giờ, cô bạn luôn nghĩ chỉ cần mình có nhiều kinh nghiệm thì chắc chắn sẽ được các công ty chú ý mà quên mất rằng thứ đầu tiên thể hiện mình với họ lại chính là CV. Vì có quá nhiều thứ để viết nên Tuệ Lam đã gặp khó khăn trong việc kiểm soát độ dài, khiến cho lý lịch của cô nàng trở nên dài dòng, rối mắt và kém thu hút.

Tân cử nhân bất lực vì mãi không tìm được việc dù là sinh viên nổi bật ở trường, mãi sau mới vỡ lẽ do mắc một điều cấm kỵ- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Những lỗi sai trong CV mà sinh viên mới ra trường hay mắc

Theo nhiều nhà tuyển dụng, sơ yếu lý lịch là nơi để ứng viên giới thiệu và thể hiện khái quát bản thân, tuy nhiên, một số người mới lại chưa nắm vững điều này dẫn đến một số sai lầm cơ bản nhưng cũng đủ để làm mất điểm trong mắt người phỏng vấn.

1. Sử dụng các mẫu sơ yếu lý lịch không phù hợp

Để tạo ấn tượng ban đầu, nhiều sinh viên đã tìm kiếm những mẫu sơ yếu lý lịch với rất nhiều hoa văn cầu kỳ và màu sắc bắt mắt trên Internet.

Nhưng trên thực tế, một sơ yếu lý lịch quá cầu kỳ không chỉ không làm nổi bật ưu điểm của bạn mà còn có thể khiến nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu. Hãy nhớ rằng, một ngày họ có thể tiếp nhận hàng trăm những CV khác nhau và thực sự không có thời gian để chiêm ngưỡng hình thức của từng cái một.

Do đó, bạn cần phải chuẩn bị sơ yếu lý lịch của mình sao cho sạch sẽ và gọn gàng, bố cục rõ ràng, các điểm chính có thể được nhìn thấy trong nháy mắt, font chữ thống nhất, khoảng cách dòng phù hợp và không có lỗi chính tả...

2. Quá nhiều thông tin cá nhân

Trên thực tế, trừ khi có yêu cầu cụ thể, việc ghi chiều cao, cân nặng hay quê quán vào sơ yếu lý lịch là không cần thiết. Việc cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân có thể khiến bạn gặp rủi ro bị đánh giá chủ quan.

Thông tin cá nhân nên được đơn giản hóa càng nhiều càng tốt. Để nhà tuyển dụng thuận tiện liên lạc và hiểu vể bạn, bạn chỉ cần giữ tên, số điện thoại, địa chỉ email, mục tiêu làm việc và tốt nhất là nên có ảnh chân dung của bạn ở đầu CV.

Tân cử nhân bất lực vì mãi không tìm được việc dù là sinh viên nổi bật ở trường, mãi sau mới vỡ lẽ do mắc một điều cấm kỵ- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

3. Kinh nghiệm thực tập viết quá ngắn hoặc quá dài

Một số người viết kinh nghiệm làm việc quá ngắn, một số khác lại vì quá nhiều mà viết dài như quyển nhật ký nhưng vẫn không biết đâu là ý chính, đâu là thông tin quan trọng khiến nhà tuyển dụng khó xác định được bạn đã từng làm ở đâu, chức vụ gì và học hỏi được những gì.

Để trình bày phần kinh nghiệm gây ấn tượng, ứng viên cần phải trình bày đầy đủ các thông tin sau:

Tên đầy đủ của công ty nơi mình từng làm việc..

Thời gian làm việc: Ghi rõ mốc thời gian làm việc.

Vị trí từng làm việc: Ghi rõ vị trí, chức vụ để nhà tuyển dụng nắm được kinh nghiệm và kiến thức của ứng viên.

Công việc từng thực hiện tại công ty cũ: Việc mô tả chi tiết những công việc từng làm tại công ty cũ chính là để nhà tuyển dụng nắm được sơ bộ kiến thức chuyên môn của ứng viên. Từ đó, đánh giá được năng lực của ứng viên để đưa ra quyết định cuối cùng.

4. CV quá dài

Nhiều ứng viên thường có xu hướng viết CV dài hơn 2 trang vì họ muốn thể hiện một cách đầy đủ nhất những kinh nghiệm, kỹ năng và thành tích của mình. Họ cho rằng càng nhiều thông tin chi tiết, họ càng có cơ hội thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn mình. Ngoài ra, một số ứng viên có thể cảm thấy chưa tự tin về khả năng của mình nên cố gắng bù đắp bằng cách đưa vào CV thật nhiều thông tin, dù có liên quan trực tiếp đến công việc ứng tuyển hay không.

Tuy nhiên, nhà tuyển dụng thường có không có quá nhiều thời gian để đọc hết chúng. Điều này dẫn đến họ có thể sẽ tiếp nhận thiếu thông tin của bạn, nhiều người sẽ đánh giá CV của một vô cùng nhàm chán và có thể đánh trượt chúng ngay từ lần đầu nhìn thấy.

Vậy nên, cho dù kinh nghiệm của bạn phong phú đến đâu thì cũng tốt nhất là nên giữ sơ yếu lý lịch của bạn ở mức 1 - 2 trang. Một sơ yếu lý lịch ngắn gọn, súc tích sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt được những thông tin quan trọng và tăng cơ hội được gọi phỏng vấn.

Tổng hợp

Theo Trang Vũ

Cùng chuyên mục
XEM