Tại sao Phần Lan dỡ bỏ những bức tường trong trường học?

08/11/2017 08:22 AM | Xã hội

Những bức tường đang được hạ xuống tại các trường học ở Phần Lan. Đó không chỉ là các rào cản vật lý giữa các lớp học, mà còn là sự phân chia giữa các môn học, độ tuổi và học sinh có nhiều tiếng nói hơn về nội dung học tập hơn bạn bè cùng trang lứa ở nhiều quốc gia khác.

Theo CityLab, một trang web về kiến trúc, Phần Lan đang thực hiện một kế hoạch đầy tham vọng nhằm tái thiết kế 4800 trường học trên toàn quốc. Khoảng 57 trường học mới bắt đầu được xây dựng vào năm 2015 và con số năm 2016 là 44 trường học. Những ngôi trường khác đang được tân trang lại theo nguyên tắc thiết kế mở.

Vào tháng 8, CityLab báo cáo rằng hầu hết các trường vẫn đang giữ cách bố trí truyền thống, nhưng tham vọng chung là sẽ thay thế dần dần hoặc sửa sang cho phù hợp (với nguyên tắc thiết kế mở). Độ âm vang được để ý tới khi thiết kế các trường học, do một trong những chỉ trích trong quá khứ về không gian giáo dục quá ồn ào.

Reino Tapaninen, kiến trúc sư trưởng của Bộ giáo dục Phần Lan, đã chia sẻ với CityLab rằng thiết kế mới giúp cho không gian không trở nên quá ồn ào với nhiều ghế mềm, nệm lớn, ghế xích đu, sofa cũng như các bức tường và vách ngăn có thể di chuyển được để có thể tạo ra các không gian riêng tư cho các cuộc thảo luận.

Bàn ghế truyền thống đã biến mất, thay vào đó là các không gian dành cho các độ tuổi khác nhau để chia sẻ về việc học tập của họ. Các trường học ở Phần Lan dạy các khối có học sinh thuộc nhiều độ tuổi khác nhau, và từ khi còn nhỏ, trẻ em đã có tiếng nói nhiều hơn về các bài học hằng tuần mà chúng muốn học.

Bên cạnh những thay đổi về mặt vật lý, cách thức giảng dạy ở Phần Lan cũng có nhiều đổi mới.

Năm ngoái, Education Week đã phỏng vấn bộ trưởng giáo dục của Phần Lan, Sanni Grahn-Laasonen, trong đó bà vạch ra một số thay đổi đang được trình ra, bao gồm việc chuyển từ các môn học riêng lẻ thành cách thức giảng dạy đa ngành.

Chương trình giảng dạy này yêu cầu ít nhất một tiết mở rộng về cách thức dạy và học dựa vào hiện tượng (PBL). Trong các tiết học này, học sinh học một môn học truyền thống theo cách thức toàn diện. Họ phải tham gia vào quá trình thiết kế giáo án và phải có khả năng đánh giá những kiến thức họ học được từ việc làm đó.

Bà Grahn-Laasonen nói: "Các trường học có thể chọn một chủ đề như biến đổi khí hậu và bạn có thể nhìn nhận nó từ các quan điểm rất khác nhau, từ nhiều môn học rất khác nhau như toán học… Nó cho phép những đứa trẻ của chúng ta kỹ năng đề suy nghĩ về những chủ đề như biến đổi khí hậu từ các góc nhìn khác nhau."

Những người ủng hộ PBL cho rằng nó giúp trang bị cho học sinh những kỹ năng tư duy phản biện cần thiết hiện nay để phát triển. Kirsti Lonka, giáo sư về tâm lý học giáo dục tại trường đại học Helsinki đã chia sẻ với BBC:

"Trong đời sống thực tế, não của chúng ta không chia thành các môn học riêng rẽ… chúng ta suy nghĩ theo cách toàn diện. Và khi bạn nghĩ về những vấn đề trên thế giới - khủng hoảng toàn cầu, di cư, nền kinh tế, thời đại hậu sự thât - thì chúng ta thật sự chưa trang bị cho con cái của mình những công cụ cần thiết để đối phó với thế giới đa văn hóa này."

Phong cách giáo dục tự do hơn của Phần Lan đã được ca ngợi rộng rãi là một sự thành công. Mặc dù, quốc gia này đã tụt hạng trong bảng xếp hạng giáo dục quốc tế của PISA trong những năm gần đây, nhưng Phần Lan vẫn vượt xa hầu hết các nước châu Âu khác trong các lĩnh vực như toán học, khoa học và đọc hiểu.

Các thử nghiệm với không gian học tập và phong cách giảng dạy linh hoạt hơn không phải là điều gì mới mẻ cả. Nhưng Phần Lan có những yếu tố cần thiết để thành công.

Theo giáo sư Stephen Heppell của Anh, người đã vận động và tư vấn cho các chính phủ về CNTT, giáo dục và thiết kế trường học trong hơn 20 năm, một trong những ưu tiên hàng đầu là lắng nghe tiếng nói của học sinh, yếu tố Phần Lan đang làm rất tốt. Ông cho biết: "Học sinh có những ý tưởng tuyệt vời. Họ nhìn thấy những điều mà bạn không nhìn thấy và sự tham gia của họ kích thích siêu nhận thức của họ khi họ nghĩ về và tìm hiểu về việc học tập của họ."

Những yếu tố khác cũng cần được xem xét khi nói tới thành công của Phần Lan. BBC đã tóm tắt những nét khác biệt của hệ thống giáo dục Phần :an so với các nước khác với danh sách sau:

-Giảng dạy là một ngành nghề rất được coi trọng và được trả lương cao.

-Không có các cuộc thanh trả trường học hoặc đánh giá giáo viên.

-Các ngày học ngắn và kỳ nghỉ hè kéo dài 10 tuần.

-Những đứa trẻ được đánh giá bởi các giáo viên của chúng. Kỳ thi quốc gia duy nhất là cho những học sinh tiếp tục học cho đến 18 tuổi.

-Quy mô lớp học trung bình là 19 học sinh.

-Thành công là do sự tôn trọng truyền thống cho việc dạy học và đọc sách.

K Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM