Tại sao một số người thất bại để thành công, nhưng số khác lại cứ mãi dừng chân sau thất bại?
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng được nghe kể về những tấm gương thành công sau nhiều lần thất bại. Thế nhưng, trên thực tế, việc chiến thắng sau những mất mát ê chề dường như là điều vô cùng khó khăn. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu xem làm thế nào để đứng dậy thật vững vàng sau vô số những lần vấp ngã nhé!
Con người sinh ra đã mặc định phải dành được phần thắng
Chiến thắng sau cuộc đua dài để có mặt trên đời, vì vậy con người từ khi sinh ra đã khó có thể chấp nhận thất bại. Chúng ta thường cố gắng để đạt được những cái lợi trước mắt mà đa phần đều nằm trong những nỗ lực để tồn tại với vị thế và quyền lực.
Từ thời cổ đại, con người phân tranh thắng bại với tự nhiên, với loài vật bằng cách săn bắn và hái lượm. Nếu thua, cuộc sống của họ tự khắc rơi vào nguy hiểm.
Cho đến thời đại ngày nay, con người từ khi sinh ra, tiếng khóc từ lâu được coi như một dấu hiệu nhận biết về việc đứa trẻ đang đói hay cần được chăm sóc ngay lập tức. Chính vì thế, một vết hằn sâu trong não của chúng ta từ trước tới nay đã mặc định về những kết quả cần đạt được ngay lập tức và chúng nghiễm nhiên tồn tại xuyên suốt quãng thời gian ta sống trên đời.
Tuy nhiên, sự thật là chúng ta cần phải chờ đợi và phải đón nhận những mất mát
Xã hội dần trở nên hiện đại và nó cũng định hình những con đường thành công của mỗi người. Chúng ta có thể rất cần tiền và đã cố gắng để cạnh tranh vì nó, nhưng những gì ta đạt được đôi khi chỉ là những tháng lương ít ỏi hay một phần thưởng nho nhỏ cho tất cả những gì đã làm được. Đôi khi, chúng ta bị vắt kiệt sức lao động, phải làm việc nhiều hơn và cứ thế chờ đợi cho đến khi ta chạm đến ngưỡng cửa thành công mà ta hằng mong ước.
Tuy rằng kết quả không đến ngay lập tức không có nghĩa là cuộc sống của chúng ta sẽ gặp nguy hiểm, nhưng nó cũng làm nảy sinh những ý nghĩ tiêu cực trong đầu, nhiều người sẽ muốn từ bỏ công việc ở hiện tại bởi mọi thứ dường như chẳng hề khá khẩm lên sau tất cả những cố gắng và nỗ lực không ngừng.
Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được rằng chính quãng thời gian chờ đợi này lại là khoảng thời gian mà chúng ta cần tận dụng để làm việc chăm chỉ hơn và phát triển bản thân thay vì từ bỏ những ước mơ của mình.
Tại sao những lần thất bại liên tiếp có thể biến bạn trở thành một kẻ thất bại?
Khi vấp ngã một lần, con người không ngay lập tức trở thành một kẻ thất bại. Họ chỉ thực sự trở nên như vậy nếu như cứ mãi tự dằn vặt bản thân chỉ vì một lỗi lầm đã qua. Họ tự cho rằng đó là sự thật và cố tìm ra những lí do khiến cho những suy nghĩ về những gì họ có thể làm lại ngày càng trở nên tiêu cực.
Chính những suy nghĩ này khiến họ mắc kẹt trong quá khứ, trong những sai lầm của mình. Chẳng lạ lùng gì khi bạn tự nói với bản thân những câu như “Ước gì tôi trẻ lại, tôi đã có thể có được nó” hay “Nếu như họ cho mình thêm một cơ hội thì mọi thứ đã khác rồi”.
Thế nhưng, nếu dám thành thực đối mặt, họ sẽ có thể đánh giá được sai lầm của mình bởi thực sự thì không có ai khác ngoài bạn quan tâm đến điều bạn lẽ ra có thể làm hay tại sao bạn lại thất bại. Hãy chỉ cần chấp nhận một sự thật đơn giản: Thất bại chỉ là thất bại mà thôi.
Sự thật là, thay vì nhốt mình trong những suy nghĩ tiêu cực, hãy mạnh dạn tin tưởng bản thân thêm lần nữa bởi nguyên nhân chính của những thất bại liên tiếp chính là bởi chúng ta không biết cách tin tưởng vào bản thân, không biết nhìn nhận những bài học quý giá mà ta có được sau những lần vấp ngã ấy và vận dụng chúng để đạt được thành công như mong đợi.
Bạn thực sự không cần phải tìm cách lý giải cho những thất bại của mình, giống như Ben Horowitz đã viết trong cuốn sách của mình, “The Hard Thing About Hard Things” rằng: “Một lí do hoàn hảo cho sự thất bại cũng sẽ không mang lại thêm dù chỉ $1 cho nhà đầu tư của bạn, cũng không thể giúp cho một nhân viên giữ được việc làm, và cũng chẳng thể giúp bạn có thêm một khách hàng mới.”
Hãy suy nghĩ như một người chiến thắng và bước tiếp
Tại sao lại phải bi quan trong khi chúng ta hoàn toàn có thể đánh bại những suy nghĩ tiêu cực để tiếp tục chiến đấu thêm lần nữa?
Nghĩ lại về những sai lầm trong quá khứ là chuyện bình thường nhưng chúng sẽ dần trở thành những rào cản ngáng đường bạn. Vì thế, hãy luôn chú ý tới mục tiêu thành công duy nhất của mình và cố gắng đi tới đó. Trên con đường tới thành công bao giờ cũng có chông gai, nhưng việc bạn cần làm là thẳng thắn đối mặt và vượt qua chứ không phải là đổ tại cho số phận. Hãy chấp nhận thất bại như bước đệm để bạn có thể tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn trên con đường tiến tới cái đích của mình.
Nếu như bạn muốn trở nên thành công sau những thất bại, hãy học cách nghĩ như một người thành công:
- Mở rộng tầm nhìn của bạn: Sẽ thật khó để nhìn hết toàn cảnh của một bức tranh lớn nếu như bạn cứ chỉ chăm chú vào một chi tiết nhỏ ở hiện tại. Điều bạn cần làm là hiểu được rằng cuộc đời luôn có những bước thăng trầm. Khi bạn vấp ngã, những suy nghĩ khiến mất đi niềm tin vào khả năng của chính mình. Thế nhưng, việc bạn cần làm chỉ đơn giản là lùi lại một bước và nhìn rộng ra một bức tranh toàn cảnh, bạn sẽ nhận ra rằng vượt qua được vực thẳm bao giờ cũng sẽ bắt gặp một chân trời rộng mở.
- Chia nhỏ những mục tiêu: Một đối thủ mạnh có thể khó đánh gục, nhưng nếu chúng ta biết đánh vào những phần trọng tâm, thì dành chiến thắng là điều không hề khó. Cuộc sống luôn luôn thay đổi và chính những suy nghĩ của con người cũng vậy. Vì thế, khi vượt qua những mục tiêu nhỏ, bạn sẽ có nhiều động lực và hi vọng hơn để đi tới cái đích cuối cùng. Tuy rằng bạn sẽ phải bước đi thật chậm rãi, nhưng bạn sẽ chắc chắn sẽ đến được cái đích cuối cùng.
Nếu như thực sự mong muốn thành công thì đừng bao giờ để ý tới những gì người khác nghĩ, bởi họ chẳng bao giờ thực sự quan tâm đến những thất bại của bạn. Nếu như muốn nhìn thấy chân trời của mình, đừng bao giờ từ bỏ bất kì cơ hội nào để tiến về phía trước. Dù bạn có đôi lúc cảm thấy mệt mỏi hay bế tắc, thì hãy nhớ rằng đó là những khoảnh khắc giúp bạn có những bài học nhớ đời trên con đường đến với tương lai của mình.