Sự tồn tại của các hành tinh giống Trái Đất sẽ là dấu chấm hết cho loài người

19/05/2016 08:59 AM | Công nghệ

Các nhà khoa học tại NASA tiên đoán rằng có đến hàng chục tỷ các hành tinh giống như Trái Đất nội trong dải Ngân Hà của chúng ta.

Ngày 10 tháng 5 vừa qua, tàu vũ trụ Kepler của NASA đã công bố rằng con số các ngoại hành tinh (exoplanet) mà chúng ta đã tìm thấy đã tăng lên gần gấp đôi. Dựa trên số liệu này, các nhà khoa học tại NASA tiên đoán rằng có đến hàng chục tỷ các hành tinh giống như Trái Đất nội trong dải Ngân Hà của chúng ta. Tuy nhiên, điều này lại rất có thể là một tin không vui đối với loài người.


Số lượng các ngoại hành tinh đã được tìm thấy qua từng giai đoạn

Số lượng các ngoại hành tinh đã được tìm thấy qua từng giai đoạn

Kể từ ngày con người nhận ra một sự thật rằng chúng ta đang sống trên một hành tinh nhỏ bé giữa vũ trụ mênh mông, chúng ta vẫn hay thắc mắc rằng liệu ở ngoài kia còn có nền văn minh nào khác giống chúng ta hay không. Một phương trình đơn giản mang tên phương trình Drake, là cách tốt nhất mà chúng ta hiện có để dự đoán có bao nhiêu nền văn minh khác đang tồn tại trong mỗi thiên hà.

Khi phương trình Drake mới chào đời, một trong số những yếu tố quyết định của nó là số lượng các hành tinh đã và đang tồn tại xung quanh các ngôi sao khác. Bởi tại thời điểm đó chúng ta vẫn chưa có chứng cứ cụ thể về sự tồn tại của các ngoại hành tinh, các nhà thiên văn học đã phải đưa ra những dự đoán ước chừng.

Tuy nhiên, cuộc hành trình khám phá của NASA đã chỉ ra rằng có thể có đến hàng chục tủy các hành tinh khác giống Trái Đất trong dải Ngân Hà. Khi con số mới được đưa vào tính toán trong phương trình Drake, nó đã dự đoán rằng có khoảng từ hàng chục nghìn đến hàng triệu nền văn minh khác trong thiên hà của chúng ta.

Thế nhưng, qua hàng chục năm tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh, chúng ta vẫn chưa tìm được dấu vết nào. Không sóng radio. Không vật thể lạ bay quanh các sao. Tàu vũ trụ bay ngang qua lại càng không. Sự mâu thuẫn rõ rệt này cũng chính là Nghịch Lý Fermi (Fermi Paradox): “Mọi người đâu cả rồi?

Có rất nhiều cách để trả lời cho Nghịch Lý Fermi. Mỗi nhà khoa học lại có một cách giải thích khác nhau. Nhưng có một cách, được gọi là thuyết sàng lọc (Great Filter theory), diễn dịch bởi Andrew-Snyder Beattie của trường đại học Oxford, đã dựng nên một khả năng đáng lo ngoại cho tương lai gần của loài người.

Theo thuyết này, mỗi vật thể sống phải trải qua một số bước tiến hóa để đạt đến một nền văn minh du hành vũ trụ để cuối cùng được tiếp tục tồn tại. Đầu tiên, các sinh vật đơn bào phải trở nên đa bào.

Sau đó, các sinh vật đa bào phải trở nên thông minh. Tiếp đó, các sinh vật thông minh phải xây dựng lên một xã hội có tổ chức để qua đó chúng có thể cùng dồn công dồn sức. Cuối cùng, để tiếp tục được tồn tại, chúng sẽ phải khăn gói rời khỏi hệ mặt trời ban đầu và đi tìm một chỗ trú ẩn mới. Bởi đến một thời điểm nào đó, hệ mặt trời này sẽ cạn kiệt năng lượng và nổ tung.

Beattie cho rằng một trong số những bước tiến hóa đó chính là “Sự Sàng Lọc”, và đó cũng có nghĩa rằng mỗi sinh vật, dù cho có cứng rắn đến đâu, đến một lúc nào đó cũng sẽ thất bại, và không thể trở thành một nền văn minh du hành vũ trụ. Nếu như con người đã vượt qua được gần hết các bước tiến hóa, thì có lẽ bước cuối cùng sẽ chính là Sự Sàng Lọc.

Nói một cách khác, nếu phương trình Drake là đúng, thì thực sự ngay tại thời điểm này, có tồn tại đến hàng triệu các nền văn minh khác trong thiên hà của chúng ta, kể cả những nền văn minh tiến bộ hơn chúng ta gấp nhiều lần. Kiểu gì cũng sẽ có một vài nền văn minh đã nghĩ đến việc du hành vũ trụ, và đã đầu tư thời gian và công sức để phát triển nó.


Liệu có tồn tại một nền văn minh khác nếu như cho đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa tìm thấy dấu vết gì?

Liệu có tồn tại một nền văn minh khác nếu như cho đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa tìm thấy dấu vết gì?

Tuy nhiên, nếu đã có ít nhất một vài nên văn minh đã phát triển thành công khả năng du hành vũ trụ, thì chỉ cần trong vòng một vài triệu năm những hành tinh đó đã có thể gầy dựng nên một đế chế vũ trụ khổng lồ.

Nhưng vì cho đến thời điểm này họ vẫn chưa đến thăm chúng ta, và chúng ta vẫn chưa tìm được bằng chứng nào cho sự tồn tại của họ, điều đó có phải nghĩa rằng chưa một nền văn minh ngoài vũ trụ nào đã phát triển thành công khả năng du hành?

Mỗi một nền văn minh đó, theo thuyết Sàng Lọc, đã bị tiêu biến đi bởi Sự Sàng Lọc thảm khốc trước khi chúng có thể rời khỏi hệ mặt trời. Tương tự như thế, chúng ta rất có thể cũng đang phải đối mặt trước Sự Sàng Lọc, thứ sẽ đập tan niềm hy vọng được trở thành một nền văn minh du hành vũ trụ và đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của con người.

Cùng chuyên mục
XEM