Sự suy tàn của nền tảng xã hội Instagram liệu sắp đến?
Instagram - Từ một nền tảng dẫn đầu xu hướng lại nay đã trở thành một thành “khu chợ” cóp nhặt từ những người tiền nhiệm. Hàng loạt scandal theo dõi người dùng, trải nghiệm người dùng kém cùng công ty mẹ Facebook nhiều tai tiếng - Tương lai nào cho nền tảng xã hội này?
Không chỉ riêng có Facebook đã có cuộc hành trình dài đối trong trải nghiệm đời sống online của chúng ta từ những năm 2010. Sự nở rộ của Instagram với chỉ hơn 1 năm thành lập thu hút không chỉ hơn 300 triệu người sử dụng và sự chú ý của cả các ông trùm lớn. Nhanh chóng sau 2 năm kể từ ngày thành lập, Facebook đã mua lại Instagram với giá trị tỉ đô với vỏn vẹn đội nhóm 13 người.
Ngay cả khi Instagram vẫn là ông hoàng trong ngành mạng xã hội, nhưng những dấu hiệu thoái trào và sự lấn át của các nền tảng xã hội như snapchat, tiktok… đang ngày càng rõ rệt.
Đến chính bản thân công ty mẹ đẻ Facebook - quái vật khổng lồ trong ngành cũng đang đối mặt với những thách thức tiềm tàng không thể vượt qua trong tương lai tới.
1. Sự tăng trưởng giảm đáng kể
Instagram đã thông báo với truyền thông rằng họ đạt 1 tỷ người dùng hàng ngày vào giữa năm 2018. Đây chắc hẳn là con số đáng kinh ngạc nhưng cũng là thời điểm họ ngừng công bố bất kì cập nhật nào về số lượng người dùng kể từ thời điểm đó. Tăng trưởng hàng năm của Insta ngày một giảm xuống từ năm 2019 và eMarketer con số này sẽ ngày một gia tăng trong những năm tới:
Chắc hẳn tất cả chúng ta đều biết điều cơ bản trong thị trường chứng khoán, "tăng trưởng chậm" đồng nghĩa với việc "mất tiền". Các nhà đầu tư sẽ dần chuyển hướng sang sự lựa chọn tốt hơn, biết rằng Facebook và những đứa con đang trên con đường đi xuống.
Điều đáng chú ý theo dự báo của trang Social Media Today dự đoán vào năm 2025, Instagram sẽ trên đà mức tuột dốc không thể cứu vớt được (ngược lại Tiktok được dự đoán sẽ tăng trưởng gấp 3 lần trên hầu hết các thị trường)
2. Gen Z cảm thấy nhàm chán
Đối với lứa dưới 18 tuổi, Instagram chỉ là nền tảng đạt "giải khuyến khích" trong giới mạng xã hội. Những chi tiết cóp nhặt dần trở nên ít sáng tạo: Chức năng Story cóp nhặt từ Snapchat với mong muốn hưởng ít nhiều người dùng, Reel tương tự như Tiktok nhưng lại đem đến những câu chuyện kém thú vị hơn…
Thế hệ Z muốn End-to-end Encryption (Hệ mã hóa bảo mật người dùng), họ không muốn bị theo dõi, họ phản đối tệ nạn bắt nạt trực tuyến và họ không thích gì phải ngập mặt trong những quảng cáo truyền thông. Vậy tại sao Gen Z lại đi tải một ứng dụng với hàng tá phương thức theo dõi khác nhau và hiện đang bị kiện vì bí mật quay video ngay cả khi đã đăng xuất khỏi ứng dụng?
3. Thương mại hóa hay cứng nhắc trong đường hướng phát triển?
Quy luật phát triển của các nền tảng xã hội đó chính là tăng trưởng theo cấp số nhân. Nếu Instagram không thể tìm cách quay lại con đường tăng trưởng người dùng lên mức 2 con số hoặc tìm cách để người dùng dành nhiều thời gian hơn trên nền tảng - Vậy thì cách duy nhất để tăng trưởng là "moi tiền" từ những người dùng hiện có:
Trên góc độ của giới tiếp thị, Instagram sẽ nhanh chóng dùng chiêu thức bóc lột tương tự như Facebook. Khi Facebook chính thức ra mắt Facebook Pages, lượt tương tác tăng chóng mặt và mọi người đều đổ dồn vào. Sau khi những con cá cắn câu, Facebook giảm mức độ tương tác thấp nhất có thể (2%) và đòi hỏi những người làm tiếp thị buộc phải trả tiền để tiếp cận chính đối tượng khách của mình. Cùng công thức với Facebook, lượng tiếp cận tự nhiên của Instagram cũng chỉ vỏn vẹn 3%.
Hãy thử tưởng tượng danh sách email của bạn có tới 1000 người đăng ký, bỗng dưng một ngày bạn chỉ có thể gửi đi email được cho 30 người trong số đó. Điều đáng nói ở đây là kể cả khi bạn đã trả khoản tiền lớn đi chăng nữa, không gì có thể đảm bảo chắc chắn lợi nhuận bạn thu lại được bao nhiêu.
Trên góc độ của Influencer (người có tầm ảnh hưởng), mô hình kinh doanh của họ đang bị bó chặt hơn bao giờ hết. Hầu hết các thương hiệu lựa chọn việc trả tiền cho Influencer thay vì quảng cáo trực tiếp trên Instagram. Hiểu được điều này, Instagram lựa chọn việc "làm khó" các influencer để nguồn tiền từ các hãng trở lại với họ.
Đây chỉ là một phép toán vô cùng đơn giản: Lượng tương tác tự nhiên trên Instagram sẽ ngày một giảm cho đến khi các hãng chấp nhận trả tiền quảng cáo trên Instagram thay vì trả cho Influencer.
Vậy khi đạt đến điểm giới hạn đó, Influencer có lí do gì để bám lấy Instagram? Không nhiều. Đối với những người mới vào nghề, trừ khi bạn là người nổi tiếng thì mới phá được cái cuồng quay này. Thực tế phũ phàng là sẽ có những nền tàng khác có thể khiến bạn nổi tiếng nhanh hơn, kiếm tiền nhanh hơn. Đến một bạn trẻ tuổi teen chia sẻ: "Tiktok là cơ hội tốt nhất để trở nên nổi tiếng bây giờ".
Trên cương vị người dùng, việc chạy theo Influencer đã kết thúc. Bạn không còn tin vào tất cả những gì thấy trên Instagram.
Làm sao để tin đây là một căn hộ thật, chứ không phải với mục đích để sống ảo?
Làm sao biết sản phẩm nào thực sự hữu dụng hay được trả tiền để quảng cáo?
Liệu họ có tăng người theo dõi bằng cách trả tiền?
Liệu những người theo dõi này có phải thật hay không?
4. Instagram đang trở thành "khu chợ" của các nền tảng
Với việc cố gắng nhồi nhét quá nhiều tính năng: Hợp nhất Messenger, bài đăng, stories, livestream, IGTV,... Thay vì trở thành nền tảng với công dụng chuyên biệt như Tiktok, Instagram đang dần trở thành phiên bản người mẹ - Facebook.
5. Nền tảng độc hại
Qua đại dịch Covid-19, chắc hẳn đây là một trong những bài học đáng giá, đó là chúng ta cần học cách bao dung và yêu thương với bản thân.
Theo nghiên cứu của HIệp hội Y tế Cộng đồng Hòang Gia Anh, tỷ lệ tình trạng lo âu và trầm cảm của người trẻ đã tăng lên 70% trong 25 năm qua.
Truyền thông CNBC báo cáo nguyên nhân phần lớn do các mạng xã hội, đặc biệt Instagram được đánh giá là "có nhiều khả năng gây cô đơn và trầm cảm cho giới trẻ"
Tạp chí TIME đã gọi Instagram là "phương tiện truyền thông xã hội tồi tệ nhất cho sức khỏe tâm lý"
Instagram chính là trò chơi so sánh 24/7 không bao giờ chấm dứt. Kể cả cho giới influencer, hay bất kỳ ai, giá trị bản thân chúng ta không bao giờ có thể đánh giá bởi những lời khen hay chê từ những con người "không có thật".
Sức khỏe tâm lý trên các nền tảng xã hội ngày càng được chú trọng nghiên cứu trong thời gian gần đây. Việc từ bỏ những mối gây hại hoặc thay đổi thói quen để bảo vệ chúng ta - là điều cần làm hơn bao giờ hết.
6. Nội dung nhàm chán & lặp lại
Một cảnh núi non hùng vĩ - với cả tỉ góc chụp khác nhau và filter khác nhau. Liệu nghe điều này xong bạn có đủ hứng thú để vào app hay không? Khi những ý tưởng hình ảnh dần trở nên cạn kiệt thì lại sinh ra những tài khoản ảo để tổng hợp lại - xào nấu lại các ý tưởng cũ.
7. Thế hệ Millennials trung thành đang dần già đi
Ngày càng nhiều người trẻ trong độ tuổi 23 đến 38 đang có xu hướng hạn chế sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook. Vô số các bộ phim đang bóc trần bộ mặt thật của các nền tảng xã hội như "Social Dilemma", "Hooked", "The Shallow"...khiến người sử dụng dần nhận thức và tách dần với các nền tảng này. Và chắc chắn Instagram sẽ không nằm ngoài vùng.
Không chỉ vậy, con số này sẽ ngày một gia tăng nhằm thoát khỏi thuật toán gây nghiện của các nền tảng mạng xã hội bằng cách sử dụng những công cụ khác như chặn quảng cáo, giới hạn thời gian sử dụng…
Họ quan tâm đến sự riêng tư cá nhân
Việc chia sẻ ảnh ở thời cấp 3 đã là thời điểm quá xa với thế hệ này và họ đang bước vào thời điểm không phải mọi bức hình đều có thể đăng lên mạng xã hội. Chúng ta hoàn toàn có thể gửi trực tiếp đến bạn bè, người thân qua tin nhắn.
Millennial không cần mạng xã hội để kết nối xung quanh
Qua đại dịch Covid chắc hẳn chúng ta đã học được nhiều bài học về những mối quan hệ xã hội. Thay vì cố gắng duy trì những tình bạn ảo trên mạng xã hội, những mối quan hệ thân thiết thực sự mới là điều chúng ta cần qua những ngày khó khăn.
Millennial muốn tối ưu hóa thời gian của bản thân
Thực tế cho thấy, thế hệ này khó lòng dành nhiều hơn 28 phút mỗi ngày cho bất kỳ nền tảng nào không đem lại những giá trị thiết thực cho họ. Đây là lý do sự phát triển của các trang học online như Skillshare, Futurelearn… đang ngày càng phát triển.
Mất niềm tin từ công chúng
Những scandal theo dõi người dùng, xóa bình luận...sẽ để lại những ấn tượng tốt gì cho người dùng. Những quảng cáo ồ ạt xuất hiện, các bài quảng cáo từ người ảnh hưởng, thuật toán thử nghiệm giữ chân người dùng… những cách thức vớt vát để giữ chân người dùng.
Hiện thực nào cho Instagram?
Với con số 1 tỉ người dùng mỗi ngày, việc Instagram biến mất qua một đêm là điều không thể. Nhưng với sự biến mất của Myspace - một trong những ông trùm mạng xã hội một thời thì chúng ta có thể thấy rõ con xuống dốc của nền tảng này.
Từng là một trong những nền tảng dẫn đầu xu hướng, Instagram đang dần trở thành một kể học "lỏm" từ người tiền nhiệm Tiktok và chắc chắn Insta sẽ khó lòng mà đuổi kịp.
Thực tế là Instagram sẽ tồn tại trong một thời gian rất dài, nhưng giống như cách mà Myspace và MSN cuối cùng còn lại vẫn tồn tại: trên đà tụt dốc không điểm dừng.
Tin tốt: Ngập tràn cơ hội cho người sử dụng
Sau cùng, sự suy thoái này trên khía cạnh khác lại đem lại lợi ích cho những nhà tiếp thị, influencer, doanh nhân, công ty khởi nghiệp và người dùng mạng xã hội nói chung.
Đối với tiếp thị: Những nền tảng mới sẽ ngày càng mọc lên nhiều nhằm cố cá nhân hóa nhu cầu người dùng, ít cạnh tranh quảng cáo hơn và nhiều sự lựa chọn chi trả hợp lý hơn.
Đối với doanh nghiệp/ startup mạng xã hội: Sự suy tàn của một ông trùm là cơ hội để tạo nên những cơ hội mới tốt hơn. Đối với những người mới thành lập trên mạng xã hội, có cơ hội học được bài học mà tất cả các công ty truyền thông xã hội trước đây đã quên hoặc bỏ qua: Khi bạn bắt đầu lạm dụng những người sáng tạo nội dung của mình và bắt họ trả tiền để tiếp cận khán giả của riêng mình, họ sẽ tìm thấy một "ngôi nhà" kỹ thuật số khác.
Đối với người sử dụng: Chính sự có mặt của người dùng đã cho các nền tảng quyền ưu và lợi nhuận, các nền tảng cần học cách coi người sử dụng là khách hàng chân chính - không phải là một "món hàng".