Sự mạnh mẽ của một người tới từ sự trưởng thành trong nội tâm: Càng là người bản lĩnh, càng có 4 hành vi hơn người
Sự mạnh mẽ của một người tới từ sự trưởng thành bên trong nội tâm, nó cho phép chúng ta hiểu được ý nghĩa của việc học cách nhìn vào bên trong của mình thay vì để ý tới cách người khác nhìn vào mình. Một người càng chín chắn, bản lĩnh, càng sở hữu rất rõ nét 4 đặc điểm hành vi dưới đây.
01
Sự "tự cung tự cấp" về mặt tình cảm
Có người nói rằng, hạnh phúc là tự mình đi tìm, chứ không phải đợi người khác đem tới cho.
Một người càng chín chắn, càng sớm hiểu ra được rằng, hạnh phúc, đều là tự mình đem lại cho mình. Khi chúng ta có được hạnh phúc và sự an định xuất phát từ sâu bên trong nội tâm, không còn bị ảnh hưởng bởi sự đánh giá của người khác nữa, là khi ấy chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bất kì ai.
Những người như vậy họ biết rằng, tiếng nói bên ngoài chỉ là gió thoảng qua tai, sống là để có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với cảm nhận của chính mình, người chịu trách nhiệm với hạnh phúc của bản thân là chính mình chứ không phải ai khác.
Càng mạnh mẽ, chúng ta càng dễ dàng bỏ ngoài tai những tiếng nói bên ngoài, chuyên tâm vào thế giới nội tâm bên trong. Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta yếu đuối, đó là bởi vì chúng ta quá để ý tới những bình luận, đánh giá của người ngoài.
Nếu bạn hiểu ra được rằng mình là chủ nhân của chính cuộc sống của mình, chứ không phải người khác, chúng ta sẽ có thể mạnh mẽ gạt bỏ những lời nói ngoài kia, chuyên tâm cho cuộc sống của mình, chịu trách nhiệm với hạnh phúc của mình.
02
Ý thức được tầm quan trọng của tự giác kỉ luật
Đặc điểm thứ hai của người bản lĩnh đó là sự tự giác kỉ luật. Không thể tự giác kỉ luật, nó nói lên rằng bạn chưa đủ chín chắn, bởi lẽ sự tự giác kỉ luật được thiết lập trên cơ sở nhận thức với cuộc sống.
Những người bản lĩnh luôn nhận thức được rằng, nếu cứ buông thả bản thân, chúng ta sẽ chỉ có một kết cục là đi xuống dốc. Tự giác kỉ luật chính là chịu trách nhiệm hoàn toàn cho cuộc sống của mình, đồng thời nỗ lực hết mình cho những mục tiêu do bản thân đặt ra.
Những người thực sự tự giác kỷ luật đều biết rằng, thế gian này, không tồn tại cái gọi là bữa trưa miễn phí, mọi kết quả đều dựa trên sự chăm chỉ và nỗ lực của chúng ta.
Người dám tự giác kỉ luật thường là những người có nhận thức sâu sắc về cuộc sống thực tế, họ không ảo tưởng, họ hòa nhập cuộc sống thực tế và chủ động tạo ra trật tự cuộc sống mà mình mong muốn.
Đừng bao giờ đánh giá thấp những người tự giác kỉ luật, đằng sau sự tự giác kỷ luật của họ là ý thức kiểm soát cuộc sống, và mong muốn cải thiện khả năng quản lý bản thân theo hướng tích cực.
Tự giác kỷ luật dựa trên sự tận hưởng trí tuệ ở mức độ cao, khi chúng ta hiểu rằng sức khỏe tinh thần bên trong là rất quan trọng, chúng ta sẽ học cách từ bỏ nhiều cám dỗ bên ngoài, đây chính là mức độ cao nhất của trí tuệ.
03
Dám chịu trách nhiệm với chính mình
Sự trưởng thành của con người là trạng thái vận động liên tục theo hướng độc lập, tự chủ. Đôi khi chúng ta tự biến mình thành một đứa bé khổng lồ, thường là vì chúng ta không muốn chịu trách nhiệm và luôn thích người khác giải quyết vấn đề cho mình.
Nhưng một tâm lý như vậy không thể khiến chúng ta trưởng thành được về mặt tinh thần, cũng chẳng thể khiến ta trở nên bản lĩnh hơn. Người càng mạnh mẽ, càng dám nhận trách nhiệm về cuộc đời mình, thay vì giao cái quyền đó cho người khác.
Cuộc sống mới chính là sân khấu lớn nhất của mỗi chúng ta, trên sân khấu ấy, chúng ta không ngừng theo đuổi những điều mà mình muốn, trong cái quá trình theo đuổi ấy, chúng ta dần dần thiết lập được cho mình một thế giới quan, giá trị quan riêng, và biết chịu trách nhiệm với thế giới quan, giá trị quan ấy.
Khoảng khắc chúng ta biết cách chịu trách nhiệm với bản thân, là khi đó ta đã có thể thoát khỏi sự quấy nhiễu của người khác đối với mình, thay vào đó là suy nghĩ và tạo ra cuộc sống mà chúng ta muốn bằng chính trái tim và tiếng nói nội tâm của mình.
04
Hoàn toàn chấp nhận bản thân
Bài học quan trọng nhất mà mỗi chúng ta nên học đó là tiếp nhận bản thân mình.
Trên thực tế thì chúng ta chẳng có ai là hoàn hảo cả, bởi lẽ chúng ta không phải thần tiên, chúng ta chỉ là một con người bình thường. Khi đã tiếp nhận được điều này, chúng ta sẽ có thể tha thứ cho bản thân, tiếp nhận, khoan dung với chính mình và cả những người xung quanh.
Ai đó mắc lỗi với chúng ta, chúng ta cũng hãy học cách bao dung cho họ, cần hiểu rằng, nhận thức hiện tại của họ là do môi trường và hoàn cảnh tác động và mang lại.
Còn việc quan trọng nhất bạn nên làm không phải là xe thường đối phương, mà là ý thức được chỗ khó của đối phương, để từ đó bao dung và hiểu họ hơn.
Chín chắn thực sự đó là nhìn thấy được bản thân ở một phiên bản chân thực nhất, nhận thức được rằng mình chỉ là một người bình thường không hoàn hảo, có khuyết điểm, khi đã nhận thức rõ được chính mình, sự trưởng thành của chúng ta cũng sẽ có phương hướng.
Chín chắn, về mặt bản chất chính là khi đã nhìn ra được chân tướng của thế giới, sẽ không từ bỏ mình, mà thay vào đó hiểu ra được rằng cuộc sống là do mình làm chủ, làm tốt những việc mình nên làm, tiếp nhận những thứ mình có thể tiếp nhận.
Sự chín chắn bản lĩnh thực sự tới từ sự trưởng thành và mạnh mẽ từ sâu bên trong chứ không phải vẻ ngoài "đứng tuổi", là sự chủ động tiếp nhận quyền làm chủ của bản thân với cuộc sống, dám sống thật với nội tâm của chính mình, rồi theo đuổi và xây dựng cuộc sống mà mình mong muốn!