Sự căng thẳng trong những năm tháng đầu đời cũng khiến ADN của bạn bị biến đổi ít nhiều
Các nhà khoa học tại bang California đã khám phá ra rằng sự căng thẳng trong những năm tháng đầu đời cũng gây ảnh hưởng tới cấu trúc gien của bạn.
Sự phát triển của những năm tháng đầu đời đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành trí não của trẻ. Nghiên cứu mới của giới khoa học đã cho rằng nó thậm chí còn gây ảnh hưởng tới cấu trúc gien trong hệ thần kinh của chúng ta.
Nghiên cứu mới được thực hiện trên những con chuột con bị chuột mẹ bỏ rơi cho thấy rằng gen của các tế bào trong não chúng đã có sự thay đổi rõ rệt. Và các nhà nghiên cứu cho rằng quá trình này cũng có thể sẽ xảy ra trên cơ thể con người. Điều này sẽ giúp lý giải một số rối loạn liên quan tới thần kinh của con người.
Khả năng sao chép lẫn nhau hay biến đổi sang dạng khác của các bộ gien hiện nay vẫn còn nhiều bí ẩn dù cho các nhà khoa học đã nghiên cứu về nó suốt hơn nửa thế kỷ qua.
"Chúng ta đã luôn được dạy trong trường học rằng DNA của mỗi người luôn không đổi và nó định hình nên chính chúng ta. Thế nhưng trong thực tế thì mọi chuyện phức tạp hơn thế rất nhiều. Các gen trong tế bào có khả năng copy lại chính bản thân chúng và di chuyển đi khắp cơ thể. Về cơ bản thì theo một cách nào đó, DNA của bạn có thể thay đổi được" Chuyên gia về gien Fred "Rusty" Gage đến từ Salk Institute tại California cho biết.
Quá trình này cũng xảy ra với các tế bào trong não bộ của chúng ta khi chúng trưởng thành và phân chia thêm. Và chúng tôi đã quan sát được rằng những con chuột thí nghiệm có tế bào hồi hải mã khác biệt so với các loại chuột từ 10 năm trước.
Trong những năm qua, các nhà khoa học đã quan tâm hơn tới nghiên cứu về sự tác động của các yếu tố bên ngoài tới sự thay đổi cấu trúc DNA. Một số nhà nghiên cứu còn muốn tìm hiểu về sự tác động của các yếu tố này với sự các bệnh lý liên quan tới thần kinh học, như bệnh tự kỷ chẳng hạn.
Để thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học đã chia đám chuột thí nghiệm thành 2 nhóm khác nhau, phân biệt bởi sự quan tâm của những con mẹ với đám chuột non. Một bên là những chuột mẹ quan tâm chăm sóc đàn con, một bên sẽ là những chuột mẹ lơ là trong trách nhiệm của mình.
Cuối cùng, họ đã nhận ra rằng chúng có sự thay đổi khác biệt rõ rệt về cấu tạo gien trong các tế bào của não bộ. Tác động của sự thay đổi này vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu thêm và phát triển các ứng dụng từ những kết quả nghiên cứu này. Tuy nhiên, chúng ta đã có thể kết luận rằng sự căng thẳng trong những năm tháng đầu đời thực sự có thể ảnh hưởng tới cấu tạo gien của trẻ em sau này.