Startup có nên chọn “ngủ đông” để đối phó với Covid-19?

10/04/2020 08:02 AM | Kinh doanh

Một số chuyên gia cho cho rằng, Startup chọn “ngủ đông”, tức dừng mọi hoạt động kinh doanh đợi Covid-19 đi qua? Đây là kịch bản startup nên cân nhắc?

Chủ tịch Nexttech Nguyễn Hòa Bình từng nhận định, điều đáng sợ nhất mà Covid-19 tác động lên kinh tế Việt Nam là gì? Đó chính là không khí ảm đạm: tâm lý sợ hãi bao trùm khiến khách hàng “đóng băng” chi tiêu, doanh nghiệp “ngủ đông” kinh doanh. Virus Corona sẽ làm phá sản nhiều người hơn số người mà nó giết chết. Giữa tâm dịch, doanh nghiệp có khả năng “chết” vì đói trước khi “chết” vì virus.

Theo một số chuyên gia khác, sau khi Covid-19 đi qua: Tin vui là doanh nghiệp vẫn còn sống sót! Nhìn lại thời gian dịch hoành hành, nếu doanh nghiệp “ngủ đông” dừng mọi hoạt động kinh doanh trong khi các đối thủ vẫn bền bỉ tìm mọi cách vượt khó, khi dịch đi qua, doanh nghiệp mới bắt đầu quay lại hoạt động kinh doanh, đối thủ đã bất ngờ bật dậy bứt phá mạnh mẽ chiếm miếng bánh thị phần. Doanh nghiệp rơi vào tình thế cạnh tranh khốn đốn, không phản ứng kịp nên lăn ra “chết” thật.

Startup có nên chọn “ngủ đông” để đối phó với Covid-19? - Ảnh 1.

Theo bà Diệu Hằng, trong giai đoạn ai cũng thắt lưng buộc bụng thì ưu tiên sử dụng sản phẩm khởi nghiệp Việt với chất lượng tốt và giá cả hợp lý cũng chính là yêu nước

Con gấu ngủ đông hàng tháng trời, nếu tỉnh dậy không tiếp tục có lương thực nạp vào thì nó sẽ chết thật. Vì vậy, cho dù khủng hoảng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn phải tiếp tục quyết tâm lao vào bán hàng, không thể buông xuôi đóng cửa “ngủ đông” rồi chờ dịch đi qua được. Chuẩn bị xây dựng một sức mạnh để chờ thời điểm bật dậy là tư duy rất quan trọng của người làm kinh doanh.

Bà Nguyễn Thị Diệu Hằng, CEO BSSC chia sẻ quan điểm: “Ngay cả khi đối mặt với khủng hoảng toàn cầu do Covid-19 gây ra, BSSC (trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp) với tinh thần “chiến binh startup” không cho phép buông xuôi các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp. Hơn ai hết, chúng tôi thấu hiểu các dự án startup đang rất cần sự chung tay giúp đỡ để vượt qua giai đoạn rất khó khăn này. Và khi BSSC phất lên ngọn cờ thì chúng tôi rất mong chờ sự đáp lời của cộng đồng cùng ủng hộ cho các sản phẩm, dịch vụ của startup Việt Nam. Trong giai đoạn ai cũng thắt lưng buộc bụng thì ưu tiên sử dụng sản phẩm khởi nghiệp Việt với chất lượng tốt và giá cả hợp lý cũng chính là yêu nước”.

Bà Hằng cho biết, hiện BSSC đang chạy chiến dịch [B.S.S. on Covid-19] kêu gọi cộng đồng chung tay ủng hộ sản phẩm/dịch vụ giúp Startup Việt Nam vượt qua khủng hoảng Covid-19. Chiến dịch bao gồm 2 hoạt động là: 

[H.S | Help Startup] BSSC giới thiệu đến cộng đồng các startup có sản phẩm/dịch vụ chất lượng. Đây là lúc cộng đồng thể hiện tinh thần dân tộc: ủng hộ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vượt qua khó khăn;

[Mentoring 1on1] BSSC mentoring 1:1 giúp dự án ứng phó và vượt qua Covid-19.

Song song đó, BSSC vẫn tiếp tục chuẩn bị tốt nhất cho cuộc thi khởi nghiệp Startup Wheel 2020, gồm làm việc với các đối tác để đẩy mạnh hoạt động truyền thông online tại Việt Nam và Quốc tế, chuẩn bị phương án sơ tuyển online cho bảng Việt Nam và Quốc tế. Tham gia Startup Wheel 2020, startup Việt Nam đồng hành cùng BSSC âm thầm chuẩn bị sức mạnh để chờ thời điểm bật dậy mạnh mẽ sau đại dịch.

Được biết, Startup Wheel là cuộc thi khởi nghiệp chuyên sâu lớn nhất Việt Nam và mang tầm quốc tế do BSSC khởi xướng và Hội Doanh nhân trẻ TP. HCM (YBA) đồng tổ chức dưới sự chỉ đạo của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam TP.HCM và Hội sinh viên Việt Nam TP.HCM. Trải qua 7 mùa liên tiếp, con số dự án đăng ký dự thi Startup Wheel từ 214 hồ sơ (năm 2013) đến nay đã lên đến gần 1.900 hồ sơ (năm 2019).

Năm 2019, Cuộc thi đã tiếp nhận gần 1.800 dự án Việt Nam và hơn 100 dự án quốc tế đến từ 11 quốc gia của 4 châu lục (Đức, Anh, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Mỹ, Canada, Úc, Nepal, Malaysia và Campuchia .

Doanh nghiệp nên tận dụng thời gian vàng để chuẩn hoá dữ liệu:

Theo Bloomberg, làn sóng tiêu dùng sẽ trở lại mạnh mẽ khi đại dịch qua đi. Tâm lý của người tiêu dùng dần phục hồi, dẫn tới bùng nổ chi tiêu sau thời gian dài kìm nén. Hiện tượng "chi tiêu bù" này đang diễn ra ở Trung Quốc và chắc chắn sẽ xảy ra tại Việt Nam trong các tháng tiếp theo. Kéo theo đó, xu hướng Marketing dựa trên phân tích dữ liệu, theo sát hành vi, sở thích khách hàng sẽ là ngòi nổ "kích cầu" lại hệ thống tiêu dùng.

Trong cuộc đua này, doanh nghiệp nào có sẵn cơ sở dữ liệu khách hàng và nền tảng công nghệ sẽ cầm chắc phần thắng. Do đó, thay vì "nằm im" trong mùa dịch, các doanh nghiệp cần tận dụng thời gian vàng để đầu tư vào nền tảng công nghệ lõi, chuẩn hoá dữ liệu, học cách sử dụng công nghệ để phân tích chu trình mua hàng của người tiêu dùng trên tất cả các điểm chạm, cả online và offline.

Doanh nghiệp nên sử dụng công cụ khai thác và lưu trữ dữ liệu khách hàng CRM:

1/ Chuyển toàn bộ data khách hàng lên lưu trữ đám mây và bảo mật.

2/ Tự động hứng data khách hàng liên tục theo thời gian thực để chăm sóc kịp thời.

3/ Báo cáo hiệu suất và dễ dàng quản lý nhân viên làm việc từ xa.

4/ Giải quyết nỗi lo khi thiếu hụt nhân viên chăm sóc khách hàng.

>>> Tìm hiểu ngay tại đây.

Startup có nên chọn “ngủ đông” để đối phó với Covid-19? - Ảnh 3.

Phương Nga

Cùng chuyên mục
XEM