Spider-Sense dưới góc nhìn khoa học: Loài nhện sở hữu những giác quan siêu nhạy thế này, bảo sao Spider-Man bá đạo đến vậy

02/01/2022 12:44 PM | Sống

Spider-Sense được xem là bản năng của Spider-Man, giúp anh cảm nhận được rõ nét môi trường xung quanh và phản ứng kịp thời với những nguy hiểm cận kề - giống như loài nhện trong thực tế vậy.

Bên cạnh sức mạnh phi thường cùng khả năng phóng tơ chuẩn xác, Spider-Man còn sở hữu 1 siêu năng lực độc đáo khác để tạo nên bản sắc cho riêng mình: Đó chính là Spider-Sense, tạm dịch là Giác quan Nhện hay Trực giác Nhện.

 Spider-Sense dưới góc nhìn khoa học: Loài nhện sở hữu những giác quan siêu nhạy thế này, bảo sao Spider-Man bá đạo đến vậy  - Ảnh 1.

Spider-Sense là 1 trong những sức mạnh bản năng giúp Spidey cảm nhận rõ môi trường xung quanh và phản ứng nhanh nhạy hơn khi nguy hiểm cận kề.

Về cơ bản, Spider-Sense giúp Spidey có thể cảm nhận rõ hơn không gian xung quanh mình, đồng thời nhận thức được những nguy hiểm tiềm ẩn sắp xảy ra và kịp thời phản xạ hoặc hành động để ngăn chặn chỉ trong tíc tắc. Trong các bộ phim điện ảnh về Spider-Man, chúng ta đã được chứng kiến Peter Parker, sau khi bị nhện cắn, đã dễ dàng né tránh những đòn tấn công của tên bắt nạt Flash Thompson mà không hề tốn chút sức lực nào. Anh hoàn toàn đọc được chuyển động của hắn 1 cách dễ dàng và phản ứng lại nhanh hơn rất nhiều.

Sau này, Spider-Sense đã giúp ích rất nhiều trong hành trình trừ gian diệt bạo của Spider-Man, và cũng nhiều lần giúp anh thoát khỏi những tình huống nguy hiểm trong gang tấc. Tuy nhiên, khác với kỹ năng đu tơ hay leo tường, Spider-Sense được xem là 1 sức mạnh thuộc về bản năng của Spidey, thường tự động kích hoạt khi “có biến” chứ không được điều chỉnh 1 cách chủ động.

 Spider-Sense dưới góc nhìn khoa học: Loài nhện sở hữu những giác quan siêu nhạy thế này, bảo sao Spider-Man bá đạo đến vậy  - Ảnh 2.

Spider-Sense giúp ích Spider-Man rất nhiều trong những trận chiến khó nhằn.

Spider-Sense đã là 1 đặc điểm đặc trưng quen thuộc của Spider-Man kể từ khi nhân vật này xuất hiện lần đầu tiên trong truyện tranh Marvel vào năm 1963. Nó được coi là 1 loại giác quan thứ 6 cao cấp mà khoa học khó có thể giải thích được. Thế nhưng, nếu nhìn dưới góc độ sinh học, dựa vào loài nhện trong thực tế, có thể thấy Spider-Sense không hoàn toàn chỉ là sản phẩm hư cấu, mà ít nhiều được xây dựng trên những nền tảng lý thuyết cực kỳ chắc chắn.

Nhện, cũng như các loài thân đốt trên cạn khác, sở hữu 3 hệ thống giác quan chính. Về lý thuyết, khi kết hợp chúng với nhau, chúng ta có thể tạo ra một Spider-Sense thực thụ. Trong đó, 2 hệ thống sử dụng những sợi lông siêu nhỏ để nhận biết các chuyển động, va chạm - đó là tactile hair (tạm dịch: lông xúc giác) và trichobothria (tạm dịch: lông cứng). Trong khi đó, hệ thống còn lại sở hữu 1 cơ quan siêu nhỏ có tên là slit sensilla (tạm dịch: cơ quan cảm giác khe).

 Spider-Sense dưới góc nhìn khoa học: Loài nhện sở hữu những giác quan siêu nhạy thế này, bảo sao Spider-Man bá đạo đến vậy  - Ảnh 3.

Loài nhện sở hữu 3 hệ thống giác quan đặc biệt ở lông chân mà khi kết hợp có thể tạo ra 1 Spider-Sense trong đời thực.

Hãy bắt đầu với lông xúc giác trước, bởi đây là cấu trúc giác quan phổ biến nhất trong thế giới động vật, chứ không phải là tai hay mắt. Những số lông trên cơ thể sinh vật, bao gồm cả con người, kết hợp với thụ quan ở trong da, sẽ tạo ra xúc giác cực kỳ nhạy cảm. Đó là vì sao ngay cả khi 1 sợi lông trên tay hoặc chân bị chạm vào, chúng ta cũng có thể lờ mờ cảm nhận được.

Tuy nhiên, nếu con người chỉ có khoảng 60 sợi lông/cm2 bề mặt da thì loài nhện lại sở hữu đến 40000 sợi/cm2, mỗi sợi lại có đến 3 dây thần kinh khác nhau để cảm nhận rõ môi trường xung quanh. Chỉ cần 1 lực siêu nhỏ, thậm chí là nhỏ hơn một nửa micronewton, tác động đến loại lông này thôi là cũng đã đủ để loài nhện phản ứng lại ngay lập tức. Nếu Peter Parker cũng sở hữu lớp lông xúc giác như vậy, về mặt lý thuyết, anh ấy sẽ có thể cảm nhận được cái chạm của người khác trước cả khi người đó chạm được vào mình. Đây sẽ là thành phần đầu tiên tạo nên 1 Spider-Sense hoàn chỉnh.

 Spider-Sense dưới góc nhìn khoa học: Loài nhện sở hữu những giác quan siêu nhạy thế này, bảo sao Spider-Man bá đạo đến vậy  - Ảnh 4.

Lông xúc giác của loài nhện có mật độ dày hơn và nhiều dây thần kinh hơn so với loài người.

Tiếp đến là lông cứng, có chức năng giúp loài nhện cảm nhận được những chuyển động nhẹ nhàng lướt qua, vì dụ như gió hay dòng chảy của không khí chẳng hạn. Chúng trông khá giống và mọc ở cùng vị trí với lông xúc giác, nhưng đã tiến hóa để có thể phản ứng lại với những dao động nhẹ nhất, ví dụ như những dao động do đôi cánh của 1 con ruồi gây ra khi bay gần đó.

Không phải ngẫu nhiên mà lông cứng được đánh giá là 1 trong những cảm biến sinh học tốt nhất trong tự nhiên. Nó nhạy đến mức, về mặt lý thuyết, có thể phản ứng với áp lực do ánh sáng tạo ra, hay cảm nhận được chuyển động Brown - chuyển động đơn lẻ của các hạt trong môi trường lỏng hoặc khí. Lông cứng sẽ là 1 thành phần quan trọng của Spider-Sense, giúp Người Nhện nhận biết được cử động của kẻ thù từ 1 khoảng cách rất xa chỉ nhờ vào những dao động trong không khí.

 Spider-Sense dưới góc nhìn khoa học: Loài nhện sở hữu những giác quan siêu nhạy thế này, bảo sao Spider-Man bá đạo đến vậy  - Ảnh 5.

Nhện có thể cảm nhận được chuyển động của đối phương từ xa.

Cuối cùng là cơ quan cảm giác khe - cơ quan cảm nhận cơ học trên bộ xương ngoài, giúp loài nhện trở nên nhạy bén hơn con người rất nhiều. Cơ quan này có nhiệm vụ nhận biết độ rung trên bề mặt mà con nhện đang đứng và “gửi báo động” về cơ thể. Chỉ cần 1 lực khoảng 0,01 micronewton thôi là cũng đã đủ kích hoạt cơ quan cảm giác khe rồi. Nói cách khác, nếu rung động bề mặt khiến cho chân của con nhện dịch chuyển khoảng 1/1 tỷ mét thôi, nó cũng nhận biết được và lập tức phản ứng lại.

Để dễ hình dung hơn, cũng như có những ví dụ trực quan, sinh động hơn về cơ chế giác quan của loài nhện và sự tương đồng của chúng với Spider-Sense, mời bạn theo dõi đoạn video dưới đây.

[Vietsub] Spider-Sense dưới góc nhìn khoa học.

Theo BecauseScience

DG

Từ khóa:  siêu năng lực
Cùng chuyên mục
XEM