Xu hướng đầu tư cho nghệ thuật trên thế giới

22/07/2015 13:30 PM | Sống

Ngày nay, bên cạnh nhu cầu thưởng thức còn có rất nhiều những doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư thời gian và tiền bạc cho nghệ thuật.

Thưởng thức nghệ thuật là nhu cầu

Tháng 5 vừa qua, tại Trung tâm đấu giá Christie tại New York đã ghi nhận một kỷ lục mới, khi bức tranh mang tên “Les femmes d’Alger (Version ‘O’)” của danh họa Pablo Picasso vẽ năm 1955 được một cá nhân giấu tên mua với giá hơn 179 triệu USD.

Sự kiện này khiến người ta tò mò điểm lại danh sách những người giàu nhất thế giới hiện nay và phát hiện ra rằng, dẫn đầu bảng xếp hạng tỉ phú của Forbes cũng chính là những nhân vật sở hữu những bộ sưu tầm nghệ thuật đáng giá cả triệu đô.

Trên thế giới, các đêm khai trương phòng tranh luôn thu hút hàng loạt tên tuổi của những doanh nhân nổi tiếng. Họ mua tranh, tài trợ cho các chương trình biểu diễn không phải để “làm màu” với thiên hạ mà trên hết để thỏa mãn tình yêu nghệ thuật và đóng góp vào các hoạt động mang tính nhân văn.

Làn sóng “chơi” nghệ thuật bắt đầu từ phương Tây đã lan rộng ra khắp thế giới. Mấy năm gầy đây, khi kinh tế Trung Quốc phát triển, một bộ phận không nhỏ người Trung Quốc bắt đầu tiếp cận những giá trị tinh thần mới để mở mang và nâng tầm giá trị của bản thân. Các khán phòng giao hưởng bắt đầu chật kín khán giả, các nghệ sỹ danh tiếng thế giới chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân, các triển lãm nghệ thuật bắt đầu hút khách.

Và những “cuộc chơi” nghệ thuật thực sự

Hoạt động đầu tư cho nghệ thuật cũng đang diễn ra phổ biến trên khắp thế giới. Những hình thức đầu tư cho nghệ thuật thường gặp bao gồm:

1. Đầu tư thông qua các quỹ tài trợ cho hoạt động nghệ thuật;

2. Tự xây dựng và điều hành các trung tâm triển lãm, trung tâm biểu diễn nghệ thuật;

3. Tài trợ cho các chương trình biểu diễn nổi tiếng;

4. Mua và sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật từ khắp nơi trên thế giới;

5. Đánh giá tiềm năng và trực tiếp đầu tư cho nghệ sĩ.

Nhờ những hình thức đa dạng này mà sự hiện diện của doanh nhân trong lĩnh vực nghệ thuật ngày càng nhiều.Trên thế giới, có thể kể đến những chương trình biểu diễn hay những công trình tên tuổi có sự tài trợ, đầu tư hiệu quả từ các cá nhân, doanh nghiệp lớn như: các vở nhạc kịch nổi tiếng tại sân khấu Broadway được lưu diễn rất nhiều năm trên thế giới; Leeum - Bảo tàng mỹ thuật Samsung – Hàn Quốc; nhà hát Kodak tại Hollywood…

Mamma Mia – một vở diễn nổi tiếng của nhà hát kịch Broadway được tài trợ bởi Mastercard và Canon

Đầu tư cho nghệ thuật tại Việt Nam

Không nằm ngoài xu hướng trên, sự hiện diện của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực nghệ thuật đang tăng dần trong vài năm trở lại đây. Nhiều thương hiệu về sản phẩm tiêu dùng, viễn thông, ngân hàng cũng đang sử dụng việc tài trợ nghệ thuật để truyền thông thương hiệu.

Không chỉ dừng lại ở việc tài trợ, các doanh nghiệp còn xây dựng riêng cho mình những chương trình giải trí thương mại, với nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, thu hút rất nhiều khách hàng trong nước lẫn du khách tới thăm Việt Nam.

Năm 2015, tại Hà Nội sẽ có sự góp mặt của một chương trình biểu diễn đặc biệt do một đơn vị tư nhân triển khai thực hiện. Để chuẩn bị cho dự án này, công ty Cổ phần Ngôi Sao Thiên Hà đã đầu tư xây dựng riêng một nhà hát tại 87 Láng Hạ với những trang thiết bị hiện đại nhằm tạo ra các hiệu ứng sân khấu đặc biệt cho khán giả.

 
Một cảnh tập luyện của các nghệ sỹ bên trong nhà hát tại 87 Láng Hạ

Dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra những bước đột phá mới cho đời sống nghệ thuật vốn đang ảm đạm tại thị trường Hà Nội hiện nay.

Cùng chuyên mục
XEM