Việt Nam là quốc gia hạnh phúc thứ nhì trên thế giới

21/11/2014 22:03 PM | Sống

Nghiên cứu mới đây của Movehub đã chỉ ra Costa Rica, Việt Nam và Colombia là 3 quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới.

Theo đó, website Movehub mới xây dựng biểu đồ thể hiện mức độ hạnh phúc của 151 quốc gia trên toàn thế giới. Biểu đồ sử dụng số liệu mới nhất của Chỉ số hạnh phúc toàn cầu (HPI) - thước đo mức độ bền vững và giàu có của các quốc gia trên thế giới.

Điều đáng nói là HPI không chỉ đo mức độ giàu có mà còn xem xét đến cả những vấn đề liên quan nhằm đưa ra kết luận về quốc gia nào mang lại cuộc sống dài lâu, hạnh phúc và bền vững nhất. Điều đáng nói là Việt Nam đứng vị trí số 2 trên bảng xếp hạng với số điểm 64, chỉ sau Costa Rica.

 

Costa Rica, Việt Nam và Columbia là 3 quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới. 

Điểm số của một số quốc gia khác ngoài top 10. 

3 thước đo chính được sử dụng gồm tuổi thọ, mức độ giàu có và môi trường sinh thái. Mỗi loại lại được thể hiện mức độ cao thấp theo bảng màu. Theo đó, tốt tương ứng với màu xanh, trung bình màu vàng và kém là màu đỏ.

Thang điểm này sau đó lại được kết hợp thành 6 màu sắc mở rộng từ để tính tổng điểm HPI. Để được chấm điểm màu xanh sáng nhất, các quốc gia phải có cả 3 yếu tố kể trên đạt mức tốt.

Bên cạnh đó, để kết hợp dữ liệu, các nhà nghiên cứu còn khảo sát trực tiếp người dân tại mỗi quốc gia mà họ nghiên cứu.

Mức độ hạnh phúc của một số quốc gia châu Á và Trung Đông. 

Dưới đây là tiêu chí chấm điểm của 3 thước đo chính:

Mức độ giàu có

Thước đo này được xem xét dựa trên câu hỏi về “Thang đo cuộc sống” của Tổ chức điều tra thế giới Gallup World Poll. Các nhà nghiên cứu sẽ yêu cầu từng người được khảo sát tưởng tượng về một thang đo mức độ cuộc sống theo thang điểm từ 0 đến 10. Sau đó cho biết cuộc sống của họ đang ở mức điểm nào.  

Tuổi thọ

Bên cạnh mức độ giàu có, chỉ số HPI còn xem xét đến một thước đo quan trọng khác về sức khoẻ là tuổi thọ. Họ sử dụng dữ liệu từ báo cáo Phát triển con người UNDP 2011.

Môi trường sinh thái

Chỉ số HPI sử dụng dữ liệu môi trường sinh thái của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã WWF. Nó đo lường mức độ tiêu thụ tài nguyên của các quốc gia thông qua tính toán lượng đất đai cần thiết bình quân mỗi đầu người để duy trì mức độ tiêu thụ của đất nước đó.

Hai trong 3 yếu tố kể trên trực tiếp nói về hạnh phúc. Riêng yếu tố thứ 3 liên quan đến yếu tố hạnh phúc bền vững nhằm đánh giá việc quốc gia đó có thể duy trì được cuộc sống bền vững của người dân mà không cần những yếu tố tác động trợ giúp từ bên ngoài hay không.

Giả sử, nếu có một đột biến nào đó xảy ra khiến quốc gia đó bị chia cắt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, hoặc quốc gia đó phải tự cung tự cấp, hầu hết các nước phát triển đều không thể duy trì được cuộc sống bền vững cho người dân. Vấn đề này cũng dẫn đến hậu quả là nhiều quốc gia thu nhập cao có mức điểm thấp hơn khá nhiều so với những quốc gia khác.

>> [Chart] 60% người Việt Nam đang rất hạnh phúc với cuộc sống

Trà My

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM