Cố tình trì hoãn công việc là phẩm chất của bậc thiên tài!

04/02/2016 10:26 AM | Sống

Thời kỳ Ai Cập cổ đại, sự trì hoãn được định nghĩa là: “Chờ đợi cho đến khi đúng thời điểm”.

Đã có rất nhiều lời khuyên về việc đừng bao giờ trì hoãn và hầu hết trong chúng ta ai cũng nghĩ rằng sự trì hoãn là rào cản cho sự thành công.

Tuy nhiên, theo Adam Grant – một giáo sư về quản lý tại đại học Wharton đồng thời là tác giả cuốn sách Originals thì trì hoãn là "công cụ đầy quyền lực" được sử dụng bởi những nhà tư tưởng có suy nghĩ cải tiến nhất.

Ông giải thích rằng nhìn lại lịch sử, sự trì hoãn được con người lý giải theo 2 cách khác nhau:

Đầu tiên, hiện nay hầu hết mọi người đều nghĩ về trì hoãn trong mối liên hệ với sự lười biếng và thờ ơ. Tuy nhiên, thời kỳ Ai Cập cổ đại, sự trì hoãn được định nghĩa là: “Chờ đợi cho đến khi đúng thời điểm”. Và đây là quan điểm mà những người có bộ óc vĩ đại và nhà cải tiến xuất chúng như Steve Jobs đồng tình và thực hiện theo.

Cụ thể các nghiên cứu cho thấy trì hoãn hoàn toàn là một thói xấu nếu nhắc trên phương diện hiệu suất làm việc nhưng đây lại là một đức tính tốt, giúp ích cho sự sáng tạo.

“Khi Steve Jobs quyết định bỏ mọi việc sang một bên để tìm tòi những cơ hội khác nhau là thời gian quý báu vì nhờ đó có nhiều ý tưởng hay và mới lạ được đưa ra. Còn nếu bắt tay ngay vào công việc thì sẽ chỉ có có thể đưa ra những ý tưởng theo lối mòn”.

“Tôi cho rằng ý tưởng trì hoãn là một cái gì đó mà tất cả chúng ta cần đón nhận bởi sáng tạo thì không thể vội vàng được”.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi chuyên gia tâm lý học người Nga là Bluma Zeigarnik thì khi kết thúc một công việc, chúng ta sẽ ngừng nghĩ về nó nhưng một khi gặp gián đoạn và không thể hoàn thành, nó vẫn sẽ quẩn quanh trong tâm trí của chúng ta.

Trì hoãn một cách có chiến lược nghĩa là ngừng bất kỳ công việc nào mà chúng ta đang làm trước khi chúng hoàn thành để cho những ý tưởng sáng tạo hơn xuất hiện. Nên thực hiện quá trình này dần dần bằng việc kiểm tra và sàng lọc những khả năng khác nhau”.

“Cũng cần phải lưu ý rằng tôi không nói mọi người nên trì hoãn mọi thứ mãi mãi bởi như thế cuối cùng sẽ chẳng có việc gì được hoàn thành cả. Tuy nhiên đôi khi tạm hoãn vào giai đoạn giữa của một dự án có thể khuyến khích mọi người lùi một bước và đánh giá lại.

Phương Linh

Cùng chuyên mục
XEM