Soi khu 'đất vàng' dự kiến làm nhà ga đầu mối đường sắt tốc độ cao hơn 70 tỷ USD ở TP.HCM

29/11/2023 09:15 AM | Kinh tế vĩ mô

Ga đầu mối tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam dự kiến nằm giữa vùng lõi khu đô thị Thủ Thiêm - TP.HCM, nơi đây phần lớn là đất trống rộng với vùng đầm lầy, cỏ dại mọc um tùm.

Soi khu 'đất vàng' dự kiến làm nhà ga đầu mối đường sắt tốc độ cao hơn 70 tỷ USD ở TP.HCM - Ảnh 1.

Ga đường sắt tốc độ cao Bắc -Nam dự kiến đặt ở vùng lõi khu đô thị Thủ Thiêm, TP.HCM có vị trí nằm giữa 2 trục đường lớn là đại lộ Mai Chí Thọ và đường Lương Định Của thuộc địa bàn tổ 10 và 11, khu phố 1, phường An Phú, TP Thủ Đức. Trước đó, năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP. HCM đến năm 2020, trong đó ga Thủ Thiêm dự kiến có tổng diện tích khoảng 17,2 ha, là ga đầu mối đường sắt.

Soi khu 'đất vàng' dự kiến làm nhà ga đầu mối đường sắt tốc độ cao hơn 70 tỷ USD ở TP.HCM - Ảnh 2.

Sau 10 năm, Sở Giao thông Vận tải tiếp tục đề xuất quy hoạch Thủ Thiêm là ga trung tâm, phục vụ đường sắt tốc độ cao Bắc Nam và đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành. Hiện nơi đây phần lớn là quỹ đất sạch, có hàng rào tôn bao bọc xung quanh.

Soi khu 'đất vàng' dự kiến làm nhà ga đầu mối đường sắt tốc độ cao hơn 70 tỷ USD ở TP.HCM - Ảnh 3.

Ga đầu mối Thủ Thiêm được xây dựng trên vị trí đắc địa khi được quy hoạch ngay đầu đường dẫn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây - nơi đang thi công nút giao thông với quy mô ba tầng, gồm hầm chui và cầu vượt, tổng vốn gần 4.000 tỷ đồng, đường Đồng Văn Cống dẫn đi phà Cát Lái, nhà ga Metro số 1 ở khu Thảo Điền và các quận lân cận như quận Bình Thạnh, quận 1.

Soi khu 'đất vàng' dự kiến làm nhà ga đầu mối đường sắt tốc độ cao hơn 70 tỷ USD ở TP.HCM - Ảnh 4.

Về đô thị, dự án ga đường sắt nằm giữa vùng lõi khu đô thị Thủ Thiêm, xung quanh được bao bọc bởi nhiều tòa chung cư, căn hộ, nhà phố hiện đại.

Soi khu 'đất vàng' dự kiến làm nhà ga đầu mối đường sắt tốc độ cao hơn 70 tỷ USD ở TP.HCM - Ảnh 5.

Khu vực này là chủ yếu đất trống rộng với vùng đầm lầy, cỏ dại mọc um tùm xen kẽ những căn nhà dựng tạm phục vụ việc trồng trọt và buôn bán. “Tôi nhận được thông báo nơi đây sẽ xây dựng nhà ga, nhưng bẵng đi 10 năm vẫn chưa thấy gì”, chị Hạnh Duyên (45 tuổi), sống tại khu phố 1, phường An Phú, nói.

Soi khu 'đất vàng' dự kiến làm nhà ga đầu mối đường sắt tốc độ cao hơn 70 tỷ USD ở TP.HCM - Ảnh 6.

Một tấm biển thông báo vị trí quy hoạch dự án đã bị cây, cỏ dại phủ kín.

Soi khu 'đất vàng' dự kiến làm nhà ga đầu mối đường sắt tốc độ cao hơn 70 tỷ USD ở TP.HCM - Ảnh 7.

Người dân ở đây tận dụng lợi thế đầm lầy để trồng sen. Theo chia sẻ của một cư dân, mỗi khi được mùa, trung bình một ngày họ có thể kiếm được 400-500 nghìn đồng.

Soi khu 'đất vàng' dự kiến làm nhà ga đầu mối đường sắt tốc độ cao hơn 70 tỷ USD ở TP.HCM - Ảnh 8.

Nơi đây cũng thường là địa điểm câu cá vào giờ tan tầm.

Soi khu 'đất vàng' dự kiến làm nhà ga đầu mối đường sắt tốc độ cao hơn 70 tỷ USD ở TP.HCM - Ảnh 9.

Người dân đặt những tấm ván gỗ để đi qua những khu vực nhiều sình lầy. Ngoài ra, họ cũng phải đối mặt với ngập sâu mỗi khi mưa lớn và triều cường.

Soi khu 'đất vàng' dự kiến làm nhà ga đầu mối đường sắt tốc độ cao hơn 70 tỷ USD ở TP.HCM - Ảnh 10.

Con đường sát bên dự án ga Thủ Thiêm nhỏ hẹp, là tuyến nối giữa đường Lương Định Của và đại lộ Mai Chí Thọ nên thường xảy ra tình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm.

Soi khu 'đất vàng' dự kiến làm nhà ga đầu mối đường sắt tốc độ cao hơn 70 tỷ USD ở TP.HCM - Ảnh 11.

Người dân kỳ vọng một khi đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành với nhà ga chính đặt ở Thủ Thiêm, cơ sở hạ tầng giao thông hoàn thiện với chuỗi liên kết hoàn chỉnh giữa các tuyến đường sẽ giúp khu vực này phát triển đột phá.

Tại Hội thảo đóng góp ý kiến cho "Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam" mới nhất do Bộ GTVT phối hợp cùng Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tổ chức đầu tháng 11, Bộ GTVT đã trình bày dự thảo Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam để lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý trước khi trình Chính phủ và Bộ Chính trị xem xét.

Kịch bản dự thảo đề xuất 3 phương án xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tổng mức đầu tư từ 68,9 tỷ đô đến trên 70 tỷ đô. Trong kịch bản cũng tiết lộ 5 lý do cấp thiết cần phải xây dựng sớm dự án đường sắt tốc độ cao ở nước ta.

Theo Phùng Tiên

Cùng chuyên mục
XEM