Sói đầu đàn: 6 phẩm chất "sống còn", đọc xong bạn ngẫm thế nào về con đường mình chọn?
Thiên nhiên và điều kiện sống khắc nghiệt đã tôi luyện loài sói trở thành những kẻ đi săn gan lì và dẻo dai bậc nhất trong thế giới các loài hoang dã.
Dũng mãnh, khỏe mạnh và đầy quyết đoán, chó sói , loài động vật săn mồi đáng sợ được ví như những chiến binh gan dạ chốn cao nguyên rộng lớn.
Nổi tiếng với chiến thuật săn mồi theo bầy đàn đỉnh cao cùng khả năng dồn đuổi con mồi đến tận cùng cái chết, chó sói dần trở thành biểu tượng cho sự thành công không thể cản phá.
Để làm được điều đó, vài trò của sói đầu đàn (alpha wolf) rất quan trọng. Để dẫn dắt một bầy sói luôn hừng hực khí thế trong huyết quản, sẵn sàng xả thân vì con mồi như loài sói, con đầu đàn phải tụ hội những yếu tố gì để cả đàn tuân theo?
6 TỐ CHẤT QUYẾT ĐỊNH THÀNH-BẠI CỦA SÓI ĐẦU ĐÀN
Đối với một con sói đầu đàn, sự tự tin vào khả năng thành công và bản lĩnh trong việc ra quyết định hành động được xem là yếu tố quyết định cho việc nó là sói đầu đàn hay sói thành viên.
Con đầu đàn phải có khả năng ra lệnh, khi nào thì hành động và khi nào thì nằm yên bất động chờ "thời cơ vàng". Để dẫn dất một đội quân dũng mãnh, nó phải mang trong mình trọng trách đánh giá cuộc săn hoặc là thành công - hoặc là thất bại, một sứ mệnh sống còn.
Vì các con mồi của chúng phần lớn đều sở hữu khả năng chạy nhanh và thông minh hơn nhờ thích nghi với điều kiện sống (như nai sừng tấm , thỏ, bò rừng bison , chuột...), do đó, yếu tố quyết định của thành hay bại phụ thuộc vào khả năng đánh giá tình hình của con đầu đàn.
Để sinh tồn trong những triền núi đầy tuyết lạnh, loài sói buộc phải thích nghi để sinh tồn và trở thành những chiến binh săn mồi dũng mãnh.
Thiên nhiên và điều kiện sống khắc nghiệt đã tôi luyện loài sói trở thành những kẻ đi săn gan lì và dẻo dai bậc nhất thế giới các loài hoang dã. Trung bình, trong mỗi cuộc đi săn, loài sói có thể chạy săn đuổi con mồi liên tục trong 3 giờ đồng hồ, ở tốc độ là 65km/h.
Đối với loài dã thú này, việc phát hiện con mồi và nhắm chúng thành bữa ăn cho cả đàn thường đồng nghĩa với việc số phận con mồi đã được an bài.
Vì thế, để trở thành con sói đầu đàn, nó phải là những con khỏe mạnh nhất, kiên trì nhất và dũng cảm nhất.
Tạo hóa dường như ban tặng cho loài sói đầy đủ các vũ khí để trở thành kẻ săn mồi bậc thầy chốn thảo nguyên. Không chỉ chạy nhanh, dẻo dai và bộ móng vuốt bấu mạnh vào da thịt con mồi, loài sói còn được trang bị bộ giác gian nhạy bén.
Để nhận biết con mồi ở đằng xa, loài sói nói chung sử dụng bộ "vũ khí cảm ứng siêu nhạy": Đầu tiên là cái mũi dài, có thể đánh hơi thấy mùi con mồi và mùi máu tinh gấp hàng trăm lần con người, ở khoảng cách 2.500m.
Tiếp đến là thính giác cực nhạy, có thể nghe được âm thanh ở tần số cao hơn so với con người. Và đôi mắt có tầm nhìn rất xa, mặc dù chúng chỉ nhìn được hai màu đen trắng.
Những giác quan này là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc phát hiện và đánh giá con mồi của con đầu đàn. Những việc săn bắt con mồi còn lại phụ thuộc vào sức bền hoang dã và bản năng chiếm đoạt con mồi của con đầu đàn và thành viên.
Đối với con sói đầu đàn, sức dẻo dai của nó phải được duy trì liên tục trong suốt cuộc đi săn. Không chỉ săn đuổi con mồi, nó còn phải hú gọi bầy đàn. Tiếng hú của chúng có thể vang xa 10km.
Tiếng hú gọi đàn của chó sói đầu đàn giống như quân lệnh dũng mãnh của tướng chỉ huy khi xông ra trận mạc. Đó là thứ "ngôn ngữ" mà chỉ cần nghe thấy thôi, các con sói thành viên sẽ tăng thêm khả năng chiến đấu đến cùng.
Ngoài ra, tiếng hú của con đầu đàn còn có khả năng góp phần kết thúc cuộc đi săn. Tiếng hú càng to càng khiến con mồi khiếp sợ và dễ dàng gục ngã.
Chó sói là loài nổi tiếng với việc biết tự lượng sức mình. Nếu như trong cuộc đi săn với loài thỏ rừng, một đối thủ chạy nước rút đỉnh cao, đàn sói khoảng 3 con thường phô diễn khả năng "tốc chiến tốc thắng" để đánh bại con mồi thì...
Trong cuộc đi đối với loài rừng bison hung dữ và cao lớn, chúng thường phô diễn sức bền dẻo dai. Chó sói thường tụ tập khoảng 10 con. Và phải có 2 con sói đầu đàn, một con đực và một con cái.
Chó sói không dại gì tấn công những con bò rừng trưởng thành to lớn và hung dữ, cặp đầu đàn sẽ dùng đôi mắt tinh anh của mình để lựa những ứng viên tiềm năng: Đó là những con non hoặc những con bò yếu nhất đàn để tấn công. Đây chính là lúc con đầu đàn thể hiện "bản lĩnh và sự tự tin" trong cuộc đi săn của cả đàn.
Nếu con đầu đàn phát lệnh chạy, cả đàn bắt đầu chạy theo nhằm tách con mồi non/con mồi yếu ra khỏi đàn. Đó là khi cuộc chạy săn bắt đầu.
Đàn sói có thể chạy săn bò rừng bison một quãng đường dài 5km. Lúc này, chúng không dùng chiến thuật chạy nhanh và dùng sức bền để săn đuổi con mồi.
Đối với loài sói, sinh sống trong mỗi trường khắc nghiệt (tuyết lạnh, thảo nguyên rộng lớn ít thức ăn), bên cạnh một cơ thể có khả năng chịu đói và chịu rét cao, chúng còn phải tính kế sinh nhai.
Khi vùng thức ăn quanh chúng dần cạn kiệt, đàn sói buộc phải đi xa. Chúng có thể đi săn cách nơi ở 160km chỉ trong vòng một ngày.
Khi tìm thấy con mồi, con đầu đàn sẽ phải làm nhiệm vụ phân tích tình hình. Việc nôn nóng trong tấn công có thể khiến cả đàn sói về tay trắng. Chớp thời cơ có lẽ là một trong những bí quyết thành công của loài động vật ưa tốc độ và có thừa sự ranh mãnh này.
BÀI HỌC CHỌN SÓI HAY CỪU CHO CHÚNG TA
Chắc hẳn, câu chuyện về loài sói và thủ lĩnh của nó phần nào liên quan đến con người chúng ta. Trong cuộc sống, có rất nhiều yếu tố quyết định thành-bại hay hạnh phúc-khổ đau.
"Cái giá cho việc trở thành con cừu là sự nhàm chán. Còn cái giá phải trả cho việc trở thành con sói là sự cô đơn. Dù đi theo con đường nào, là cừu non hay chó sói, bạn đều phải cân nhắc thật kỹ.", câu nói của Hugh MacLeod- một nghệ sĩ hoạt họa người Mỹ, liệu có "đánh thức" được tiềm năng trong con người bạn?
Dù là lựa chọn như thế nào đi nữa, mong bạn hãy hạnh phúc với con đường mình đã chọn và đang đi!
Lịch sử của câu chuyện về danh xưng "sói đầu đàn"
Khái niệm về con sói đầu đàn dũng mãnh (alpha wolf) được nhà khoa học Rudolph Schenkel của trường Đại học Basel (Thụy Sĩ) sau khi nghiên cứu một đàn sói sống trong vườn bách thú những năm 1940.
Từ đó, giới nghiên cứu cho rằng, từ những cá thể riêng biệt trong thế giới hoang dã, chúng tập hợp với nhau để trở thành đàn sói đi săn trong mùa đông giá lạnh.
Tuy nhiên, mãi về sau, nghiên cứu mởi chỉ ra rằng, đàn sói săn mồi thường có 2 loại: Đàn sói nhỏ và đàn sói lớn.
Trong đó, đàn sói nhỏ thường là cách thành viên trong gia đình, gồm có con đực, con cái và con non. Đàn sói lớn là những con sói khỏe mạnh, tập hợp từ những con sói sống trong vùng lãnh thổ rộng tương đương diên tích của thành phố New York (Mỹ).
Bài viết sử dụng nguồn: National Geographic, Forbes