So sánh chế biến thủy hải sản tại Việt Nam và Úc
Chuyến đi về Việt Nam tham dự hội chợ Vietfish 2016 đã gợi cho Mark Ahern, một nhà đánh bắt và chế biến cá tại Bắc Queensland nhiều ý tưởng mới.
Hội chợ đã đem hơn 16 nghìn người tham dự từ khắp thế giới lại để làm quen với nhau, xem những công nghệ mới nhất và thảo luận tương lai của ngành khai thác và chế biến thủy hải sản.
Một trong những lĩnh vực mà thợ đánh cá vùng Mackay này để mắt tới là cách mà những đồng nghiệp người Việt thêm giá trị cho hải sản của họ.
Ông cho biết mặc dù hải sản của Úc được biết đến là một trong những sản phẩm hàng đầu thế giới, ngành có thể đẩy mạnh hơn việc tăng giá trị cho các sản phẩm của mình một chúng được vớt lên bờ và đưa đến các cửa hàng.
“Những gói tôm tuyệt đẹp của họ… những mùi vị khác nhau và cách họ thêm sốt chua ngọt vào, họ làm việc rất tốt từ đó và chúng ta chắc chắn nên học từ họ,” ông Ahern nói.
Ông Ahern cũng có nhiều cảm hứng từ những gì ông thấy và hiện đang lên kế hoạch để tăng giá trị của cho sản phẩm của mình.
“Có rất nhiều thứ tôi học được từ đấy, đặc biệt là cách họ trình bày hải sản, họ bày chúng rất đẹp ở đấy khi đưa chúng lên giá bán.”
“Ở nhiều chỗ, hải sản vẫn tươi sống và còn động đậy nhưng những món họ tăng thêm giá trị thì được trình bày rất tuyệt vời và chúng ta cần phải tiến hành làm như vậy để khi mọi người đến cửa hàng và phải trầm trồ.”
Tuy nhiên, với nhiều vấn đề liên quan đến luật định của ngành Hải sản Úc, ông kết luận là sẽ khó cho những nhà đánh bắt cá tính đến việc đa dạng hóa hiện nay.
“Tôi nghĩ tại thời điểm này, chúng ta có một ngành cá khá buồn,” ông nói.
“Ở bên đó, mọi người dựa vào những ngư dân chuyên nghiệp ra khơi và đánh bắt thực phẩm nhưng tôi e ngại rằng ở Úc chúng ta chưa đưa điều này đến mọi người và họ cần chúng ta bắt cá cho họ dùng.”
Chế biến hải sản ở Việt Nam
Bắt đầu chuyến đi, ông Ahern thăm một trang trại nuôi cá mà ông miêu tả là “đáng kinh ngạc”.
“Đến đó đầu tiên và ra ngoài để cho cá ăn trong hồ với khoảng 600 tấn cá là một cảm giác không tưởng,” ông Ahern kể.
“Những chiếc thuyền ra khơi mỗi ngày từ nơi này và họ đưa về nhà máy.”
“Tôi đã lên boong tàu của một chiếc thuyền đưa cá về và họ dỡ 17 tấn cá khi tôi có mặt ở đó và được đưa vào nhà máy, tất cả những con cá tươi này được xuất khẩu.”
Ông cũng hết sức bất ngờ về tiêu chuẩn vệ sinh của ngành cá công nghiệp ở đây.
“Sạch sẽ và vệ sinh ở nơi đó không thể tin được… chúng tôi phải mặc đồ chuyên dụng và không đùa tí nào – thứ duy nhất hở ra là mắt của chúng tôi,” ông Ahern nói.
“Trước khi bạn đi vào một trong những nhà máy này, bạn phải rửa chân hai lần trước khi đi vào, và phải mặc lên đủ đồ đảm bảo vệ sinh và bạn không được đụng vào bất cứ thứ gì nếu không mang bao tay.”
Tuy nhiên, ông Ahern thấy mức độ ô nhiễm nguồn nước đáng lo ngại. “Nó làm tôi sợ khi thấy lượng rác xung quanh và bạn không thể suy nghĩ… nước này sẽ đi vào chỗ nào ở trang trại và nó không được lọc mà những con cá này vẫn sống sót,” ông nói. “Nó làm tôi nghi hoặc về chất lượng của cá như thế nào nhưng sau đó tôi thử một ít cá thu đánh bắt ở biển và một vài con tôm bắt tự nhiên và chúng không tệ chút nào.”
Phi lê cá nhanh
Tất nhiên một phần chủ đạo của chế biến hải sản là phi lê cá và ông Ahern hết sức sửng sốt với tốc độ làm việc của những công nhân Việt Nam.
Ông quay một video cảnh một người đàn ông Việt Nam phi lê cá ở tốc độ ngoài tưởng tượng. “Anh chàng đó thật sự đáng xem, anh ta làm một con cá trong 10 giây và trong 45 phút tôi ở trong phòng phi lê cá, anh ấy không hề ngừng việc,” ông Ahern nói.
Ông kết luận mình không thể nhanh bằng một góc của anh ta khi tự phi lê cá của mình. “Tôi cho bạn biết tôi không thể so với anh chàng đó nhưng tôi sẵn sàng nhận anh ta vào làm bất cứ ngày nào trong tuần.”