"So găng" với Mỹ suốt 2 năm, OPEC phải nhận trái đắng

05/12/2016 08:51 AM | Xã hội

Sau hai năm "so găng", cuộc chiến dầu thô giữa Mỹ và các nước xuất khẩu dầu OPEC dường như đã có hồi kết bằng thòa thuận cắt giảm sản lượng dầu lần đầu tiên kể từ năm 2008.

Đây là thất bại của OPEC trong tham vọng "nhấn chìm" thị trường khai thác dầu thô Mỹ bằng giá dầu rẻ.

Trên thực tế, trong hai năm qua, Ả Râp Xê Út và các nước thành viên tổ chức OPEC đã chịu nhiều thiệt hại trong cuộc chiến dành thị phần với các đối thủ mới nổi, đặc biệt là Mỹ. Tổ chức này đã phải chịu áp lực nặng nề về tài chính khi liên tục giảm giá dầu thô và tăng sản lượng khai thác. Ngược lại, thị trường dầu thô Mỹ bất ngờ "lộn ngược dòng" bằng việc nâng giá dầu từ mức thấp nhất trong lịch sử.

Ông Matt Smith, trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hoá của Cơ quan phân tích dữ liệu Clipper nhận định rằng "OPEC đang dần nhận ra mình đang đối mặt với một "cuộc chiến" dầu thô vô nghĩa trong đó cả hai bên đều chịu thua thiệt. Đây chính là lúc thích hợp để OPEC rút lui. OPEC không thể "giết" một "con rồng" như Mỹ".

Tuy thất bại trong cuộc chiến dầu thô nhưng sự thật không thể chối cãi là OPEC đã có tác động lớn trong việc kìm hãm ngành khai thác dầu thô Mỹ. Tuy nhiên, lại có ý kiến khác cho rằng việc OPEC giảm giá dầu để cạnh tranh với dầu thô Mỹ hoàn toàn phản tác dụng. Trong bản báo cáo mới nhất, chiến lược gia Michael Tran cho rằng "Cuộc chiến dành thị phần của Ả Râp Xê Út bỗng chốc trở thành cuộc thí nghiệm thất bại" .

Áp lực về giá ngân sách gây ra bởi giá dầu rẻ đã buộc Ả Râp Xê Út nâng giá gas và xóa bỏ nhiều khoản trợ cấp lớn và một số dự án với chi phí cao. Khủng hoảng gây ra bởi giá dầu giảm ở quốc gia này dự báo sẽ xuống mức báo động đỏ gây ảnh xấu tới lần phát hành cổ phiếu ra công chúng đầu tiên của Công ty dầu khí tự nhiên quốc gia Saudi Aramco với giá trị ước tính lên tới 100 tỷ USD.

Tuy nhiên, sau tất cả vị thế của OPEC vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường. Hơn thế nữa, yếu tố quan trọng nhất trong cuộc thỏa thuận lần này là cả hai quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất OPEC là Ả Râp Xê Út và Iran đã đạt được thỏa thuận, hòa giải những bất đồng trong suốt các cuộc họp OPEC. Thêm vào đó, giá dầu đã tăng vọt chỉ sau 2 ngày đàm phán tại Vienna (Áo)

Giáo sư Jason Bordoff thuộc trường Đại học Columbia đồng thời là cựu cố vấn năng lượng của tổng thống Obama cho rằng OPEC vẫn có thể "hãm chân" thị trường sản xuất dầu đá phiến Mỹ và thành công trong việc cắt giảm đầu tư vào các nguồn cung giá cao.

Thế nhưng điều này càng có lợi cho các nhà sản xuất dầu thô Mỹ. Đây là lý do tại sao giá cổ phiểu của 2 công ty dầu khí lớn của Mỹ ConocoPhillips và Hess bất ngờ tăng mạnh vào hôm 30/11. Ông Jason Schenker, Chủ tịch Công ty tư vấn và dự báo chiến lược Prestige Economics dự đoán rằng giá dầu thô rất có thể tăng lên 60 USD/thùng. Sản lượng dầu khai thác của Mỹ cũng sẽ giảm xuống còn 8,6 triệu thùng/ngày- giảm 1 triệu thùng so với mức đỉnh năm 2015.

Điều này cũng là một thách thức lớn cho các công ty khai thác dầu thô Mỹ, đặc biệt là những công ty vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay sau cuộc chiến dầu thô. Những công ty này buộc phải đẩy mạnh khai thác hiệu quả hơn. Bằng việc cắt giảm mạnh chi phí sản xuất và áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại mới sẽ giúp dầu thô Mỹ trở nên cạnh tranh hơn so với nhiều năm trước.

Đức Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM