Siêu tỷ phú: Khởi nghiệp đừng sợ không có kinh nghiệm, 4 bí quyết này sẽ giúp bạn sớm muộn gì cũng thành đạt
"Người nghèo tìm cách kiểm soát tiêu dùng để thích ứng với thu nhập của họ, người giàu có tìm cách kiếm tiền để đáp ứng cho tiêu dùng mình”, ăn to làm lớn là điều mà ai cũng khao khát.
Khởi nghiệp là con đường mà phần lớn những người trẻ tuổi lựa chọn để theo đuổi sự giàu có, nhưng, con đường khởi nghiệp là một con đường đầy khó khăn và vất vả, việc nắm bắt được những bí quyết và phương pháp khởi nghiệp là rất quan trọng, nó giúp chúng ta tránh được nhiều đường vòng trên con đường khởi nghiệp, thậm chí còn có được hiệu quả 100% dù chỉ bỏ ra 50% sức lực.
Gần đây, tôi gặp lại một người bạn lâu năm của mình, cậu ấy là một người vô cùng giàu có, cậu ấy đã tóm tắt cho tôi 4 bí quyết thành công của một doanh nhân thành đạt.
Số 1: Hãy để công ty "sống"
Chiến lược sinh tồn của một công ty nhỏ chỉ có hai từ - sống sót và kiếm tiền. Trong giai đoạn khởi nghiệp, hãy kiếm số tiền nhỏ trước và tìm cách để sống sót, sau đó mới nghĩ về việc làm sao để trở nên lớn mạnh hơn. Đối với một công ty mà nói, đến việc "sống sót" còn không khó thì có gì có thể ngăn cản nó lớn mạnh hơn?
Muốn công ty tồn tại được, trong giai đoạn đầu đừng bao giờ nghĩ đến chuyện "phất lên sau một đêm", phải biết nỗ lực bỏ ra, đặc biệt là nỗ lực lấy lòng người, bởi lẽ không lấy được lòng người, sẽ chẳng ai muốn đi bán mạng cho bạn, một công ty như vậy chẳng khác nào một dòng sông chết, không có cơ hội hồi sinh.
Còn nữa, trong giai đoạn đầu khi hợp tác với người khác, nhất định phải xem việc tích lũy quan hệ làm chủ. Phải học cách chia sẻ lợi nhuận, nỗ lực duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài, mối quan hệ của bạn càng nhiều, con đường của bạn sẽ càng rộng, công ty của bạn tự nhiên sẽ càng ngày càng phát triển.
Vì vậy, muốn thành công, trước hết hãy nghĩ cách để công ty của mình tồn tại được, chỉ khi sống sót mới có cơ hội để hi vọng.
Số 2: Chất lượng là nền tảng nếu muốn làm ăn lớn
Sau khi công ty tồn tại được, việc tiếp theo cần làm là biến nó trở nên lớn mạnh hơn, muốn lớn mạnh thì chất lượng phải là cốt lõi.
Chất lượng sản phẩm là nền tảng để duy trì sự hợp tác lâu dài, nếu chất lượng sản phẩm không tốt thì mọi lời nói chỉ là ngụy biện. Rất nhiều công ty chỉ nhìn vào lợi ích ngắn hạn mà không chú ý đến chất lượng, dẫn đến việc mất một lượng lớn khách hàng, điều này thực sự không hề tốt cho sự phát triển về lâu về dài!
Trên thực tế, chất lượng của các sản phẩm cũng phản ánh lương tâm đạo đức của các doanh nhân. Trên con đường khởi nghiệp, làm việc đúng với lương tâm mới mong tồn tại được lâu dài. Những công ty có tuổi đời hàng chục năm trời, tất cả không phải vì chất lượng sản phẩm của họ được người tiêu dùng tin tưởng ư!
Nếu không chú ý đến chất lượng, ngay cả khi bạn có bán được hàng thì khách hàng cũng sẽ không quay lại lần thứ hai, bởi vì khách hàng không phải là kẻ ngốc.
Vì vậy, bí quyết thứ hai để thành công là "chất lượng".
Số 3: Kiểm soát rủi ro, chấp nhận mạo hiểm, nhưng không mạo hiểm mù quáng
Mỗi một công ty đều là đang kinh doanh trong mạo hiểm, đặc biệt là các công ty nhỏ. Công ty nhỏ mặc dù "thuyền nhỏ dễ quay đầu", nhưng cũng chính vì vậy mà lại chỉ có thể "thuận theo dòng nước" chứ không thể "chèo ngược dòng", không thể kiểm soát được rủi ro. Vì vậy, các công ty nhỏ nên khống chế rủi ro, dám mạo hiểm nhưng không mạo hiểm một cách mù quáng.
Kinh tế học có câu nói: mạo hiểm và lợi ích là tỷ lệ thuận! Người trẻ nên có tinh thần mạo hiểm, nếu ai cũng là người bảo thủ vậy thì thương trường làm sao lạc quan lên được, và cũng chẳng thể nào xuất hiện nhiều doanh nhân thành công tới vậy. Nhưng đồng thời cũng phải nhớ rằng, mạo hiểm là nên, nhưng không nên mù quáng, bởi rủi ro mà mạo hiểm một cách mù quáng gây ra là không thể kiểm soát được, một khi chúng ta không ước tính được rủi ro, hậu quả sẽ là khôn lường.
Vì vậy, đối với các công ty nhỏ, cần phải có một tinh thần mạo hiểm tương đối, mạo hiểm này bắt buộc phải là mạo hiểm mà chúng ta có thể dự liệu được, nó bắt buộc phải nằm trong phạm vi "chịu đựng" của chúng ta.
Số 4: Tập trung vào quản lý hiệu quả, nâng cao hiệu suất
Hiệu suất và hiệu ích luôn là mục tiêu mà một doanh nghiệp theo đuổi, nhưng vấn đề là chúng ta phải học cách làm sao để quản lý có hiệu quả, từ đó nâng cao năng suất một cách thiết thực hơn.
Rất nhiều doanh nghiệp vẫn tồn tại vấn đề hiệu suất công việc thấp, trên thực tế là do bộ máy tổ chức không tốt, điều phối cũng không có trật tự... Mặt khác, hiệu suất tốt chưa chắc đã cho ra hiệu ích tốt. Chẳng hạn, nhân viên công ty mặc dù làm việc rất chăm chỉ, hiệu suất công việc rất cao nhưng chi phí bỏ ra lại rất nhiều hoặc căn bản là làm nhầm việc, vậy thì hiệu quả kinh tế ở đây là không thể đảm bảo.
Vì vậy, công ty cần phải chú trọng cũng như quản lý thật chặt chẽ sự phối hợp giữa hiệu suất công việc và hiệu ích kinh tế, sao cho những hiệu suất thực cho ra những hiệu quả thực.
Bên cạnh đó, chú ý hơn đến khía cạnh xã hội, lợi ích kinh tế của một công ty tuy rất lớn, nhưng họ lại tạo ra ảnh hưởng không tốt cho xã hội chẳng hạn như xả thải ô nhiễm, lợi ích xã hội là rất thấp, vậy thì về lâu về dài, lợi ích kinh tế của công ty nhất định cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Sự thành công của một doanh nghiệp không phải là chuyện một sớm một chiều, hi vọng 4 bí quyết trên sẽ giúp ích cho bạn trên con đường khởi nghiệp đầy cam go và thử thách này.