SCG tiên phong áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
Vừa qua, tập đoàn SCG đã cùng với công ty Dow Việt Nam, Unilever Việt Nam và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ký kết hợp tác công tư xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa. Sự kiện một lần nữa khẳng định vai trò "đầu tàu" của SCG trong việc theo đuổi mô hình kinh tế bền vững này tại Việt Nam.
Việt Nam lần đầu triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn
Đây là lần đầu tiên một hợp tác công tư được ký kết nhằm giải quyết vấn đề quốc gia về quản lý rác thải nhựa. Tham gia hợp tác, tập đoàn SCG đặt mục tiêu sẽ cùng với chính phủ Việt Nam và các bên liên quan chia sẻ kiến thức, chuyển giao công nghệ, nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo để giải quyết vấn đề rác thải nhưa trên quy mô toàn quốc. Đồng thời, tập đoàn SCG cũng mong muốn sẽ kêu gọi các doanh nghiệp có trách nhiệm khác trong và ngoài nước cùng chung tay giải quyết vấn đề rác thải nhựa tại Việt Nam.
Bên cạnh tham gia tích cực trong hợp tác công tư lần này, bản thân SCG còn tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Với ba ngành kinh doanh chính là Hoá Dầu, Xi măng – Vật liệu xây dựng và Bao Bì, hiện SCG đang tập trung giảm sử dụng vật liệu và tăng độ bền vật liệu, từ đó giúp giảm lượng tài nguyên sử dụng trong sản xuất. Đồng thời, tập đoàn này cũng sử dụng công nghệ mới để nâng cấp và thay thế các sản phẩm và vật liệu thô hiện có bằng các giải pháp ít tốn nguyên liệu hơn hoặc dễ dàng tái chế hơn. Tất cả hướng đến tái sử dụng và tái chế các sản phẩm đã qua sử dụng thay vì dùng các nguồn tài nguyên mới.
Định hướng kinh tế tuần hoàn này của SCG hứa hẹn sẽ tạo nên sự thay đổi lớn trong toàn bộ chuỗi giá trị, hướng tới các sản phẩm thân thiện với môi trường ngay từ đầu vào.
Áp dụng kinh nghiệm để nhân rộng thành công
Ở Thái Lan, nơi đặt trụ sở chính của mình, tập đoàn SCG cũng triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn thậm chí từ rất nhiều năm trước. Đơn cử, SCG đã cùng Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan – nhóm Ngành nhựa sáng lập liên minh công tư Nhựa PPP Thái Lan để quản lý chất thải nhựa một cách hiệu quả và bền vững. Liên minh đặt ra mục tiêu tái sử dụng 100% chất thải nhựa vào năm 2027 và cắt giảm tối thiểu 50% lượng rác thải nhựa vào năm 2027.
Cũng ở quy mô quốc gia, SCG đã phối hợp với Cơ quan Tài nguyên Biển và Ven biển cùng các làng chài quy mô nhỏ ở Thái Lan để phát triển giáo dục và cho ra mắt dự án Nhà Tái Chế Cho Cá - Recycled Fish Home, biến rác thải nhựa thành nơi ở cho cá. Dự án không chỉ giúp giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa mà còn cải thiện việc nuôi trồng và đa dạng sinh học biển ven bờ, mang lại thu nhập bền vững cho ngư dân địa phương.
Vai trò tiên phong của SCG còn thể hiện rõ nét qua những nỗ lực mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn ở khu vực. Mới đây nhất, tập đoàn đã chủ trì Hội nghị Phát triển bền vững tại Thái Lan, quy tụ hơn 1000 đại biểu tới từ nhiều quốc gia thuộc khối ASEAN và Châu Á. Hội nghị đã chia sẻ các ứng dụng thành công của kinh tế tuần hoàn và thành lập các liên minh kinh tế tuần hoàn để cùng nhau giảm thiểu rác thải và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên vốn đang dần khan kiếm trên toàn cầu.
Hội nghị Chuyên đề Phát triển Bền vững được tập đoàn SCG tổ chức hàng năm là một trong những nỗ lực của tập đoàn để kêu gọi sự hợp tácc triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn cùng với các đối tác liên quan
Một trong những hợp tác quốc tế đáng chú ý khác của tập đoàn SCG là với Liên minh loại bỏ rác thải nhựa (Alliance to End Plastic Waste – AEPW) trong dự án làm sạch biển. Là một trong 35 thành viên sáng lập đến từ khắp nơi trên thế giới, trong dự án này, SCG đã cung cấp kiến thức, chuyên môn, kinh nghiệm và nguồn lực của mình để phát triển và khuyến khích các sáng kiến giảm thiểu và quản lý rác thải nhựa, đặc biệt là rác thải nhựa trong đại dương.
SCG Chemicals vừa phối hợp cùng Liên minh loại bỏ rác thải nhựa (Alliance to End Plastic Waste – AEPW)
Nói về những triển vọng trong việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong khu vực và đặc biệt là Việt Nam, ông Thanapat Kaweetraiphop, đại diện tập đoàn SCG cho biết: "Việc hợp tác giữa tất cả các bên là một yếu tố quan trọng để mô hình kinh tế tuần hoàn được triển khai thành công. Với kinh nghiệm vận dụng mô hình này từ rất nhiều năm nay và tư duy cởi mở để đón nhận những giải pháp mới, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng chúng ta sẽ xây dựng thành công mô hình kinh tế tuần hoàn, từ đó đẩy lùi tình trạng mô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam hay bất cứ đâu trên thế giới."