Sầu riêng nhưng lại không có gai: Kết quả sau 12 năm nỗ lực của các nhà khoa học Indonesia

18/04/2022 09:36 AM | Sống

Liệu hương vị của chúng sẽ ra sao?

Sầu riêng không phải là loại quả xa lạ gì với quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Việt Nam chúng ta, chúng còn được mệnh danh là 'vua của các loại trái cây' đối với những người sống ở khu vực Đông Nam Á.

Dù bạn có ăn được loại quả có mùi rất mạnh này hay không thì chắc hẳn việc quả sầu riêng có gai rất nhọn và cứng là điều hầu như ai cũng biết. Thế nhưng ngay cả một tín đồ cuồng nhiệt của sầu riêng cũng chưa chắc đã biết về loài sầu riêng không hề có gai dưới đây.

Sầu riêng nhưng lại không có gai: Kết quả sau 12 năm nỗ lực của các nhà khoa học Indonesia - Ảnh 1.

Sầu riêng không gai.

Sầu riêng nhưng lại không có gai: Kết quả sau 12 năm nỗ lực của các nhà khoa học Indonesia - Ảnh 2.

Hái thử xuống xem nhé!

Sầu riêng nhưng lại không có gai: Kết quả sau 12 năm nỗ lực của các nhà khoa học Indonesia - Ảnh 3.

Cùng tách vỏ ra nào!

Sầu riêng nhưng lại không có gai: Kết quả sau 12 năm nỗ lực của các nhà khoa học Indonesia - Ảnh 4.

Rất ngon!

Đây là một loài sầu riêng do các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp Indonesia lai tạo thành công sau 12 năm nỗ lực bền bỉ, thay vì có lớp gai nhọn và cứng như thông thường thì loại sầu riêng này lại có vẻ ngoài giống một trái... dưa hơn với bề mặt da trơn láng!

Hơn nữa phần vỏ của loài sầu riêng này mỏng hơn một chút so với các loài sầu riêng thông thường và chúng lại có vị ngọt hơn. Từ đó cho phép người ăn có thể dễ dàng tách vỏ ra mà không bị gai đâm như các loài sầu riêng khác.

Dự án tạo ra sầu riêng không gai đã bắt đầu từ năm 2007 tại ngôi làng Trenggaluh gần núi Rinjani của Indonesia, tuy nhiên phải mất tới hơn một thập kỷ thì nhóm nghiên cứu mới thành công khi cho ra đời loại quả kỳ lạ này.

Sầu riêng nhưng lại không có gai: Kết quả sau 12 năm nỗ lực của các nhà khoa học Indonesia - Ảnh 5.

Sầu riêng không gai. Ảnh: Indonesia

Loại quả này có vị tương tự như các loài sầu riêng thông thường và thậm chí còn ngọt hơn, mang tiềm năng cạnh tranh cao so nhưng khó khăn lớn nhất chính là việc nhân giống chúng ra đại trà.

Theo người đứng đầu nhóm nghiên cứu là ông Maisin thì họ đã phải chọn ra 23.000 hạt giống và chỉ có 2% số hạt giống nảy mầm và phát triển tốt, họ gọi loại cây này là sầu riêng Gundul.

Thực tế, trước đó thì Philippines cũng đã thành công trong việc tạo ra loài sầu riêng không gai vào những năm 1950 tại thung lũng Compostela, thành phố Davao. Tuy nhiên loại cây này lại có vị không ngon nên không được nhân giống đại trà.

Theo Hoa Hướng Dương

Cùng chuyên mục
XEM