Sau những bi kịch sảy thai, chứng kiến chồng bị ám sát, Đệ nhất Phu nhân Tổng thống Mỹ Jacquline Kennedy vẫn bản lĩnh như chưa bao giờ bị khuất phục!

20/12/2017 20:57 PM | Xã hội

Hình ảnh vị đệ nhất phu nhân trong tà voan đen tuyền, từ chối lau đi những vệt máu của chồng còn đọng lại trên mặt nhưng vẫn uy nghi dẫn đầu mọi nghi lễ năm 1963 đen tối, đã đi sâu vào trái tim của nhân dân Mỹ và trở thành một biểu tượng cho cái đẹp bất tử.

Sau những bi kịch sảy thai, chứng kiến chồng bị ám sát, Đệ nhất Phu nhân Tổng thống Mỹ Jacquline Kennedy vẫn bản lĩnh như chưa bao giờ bị khuất phục! - Ảnh 1.

Từ cô phóng viên ảnh tới đệ nhất phu nhân và biểu tượng thời trang nơi Nhà Trắng

Jackie Kennedy có tên thật là Jacqueline Kenedy Onassis. Bà là phu nhân của cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy trong nhiệm kỳ từ 1961 - 1963. Trong quãng thời gian bà và chồng sinh sống tại Nhà Trắng, Jackie được coi là quý bà kiều diễm nhất trong các Đệ nhất phu nhân nước Mỹ và đồng thời, là một biểu tượng thời trang không thể thay thế.

Sau những bi kịch sảy thai, chứng kiến chồng bị ám sát, Đệ nhất Phu nhân Tổng thống Mỹ Jacquline Kennedy vẫn bản lĩnh như chưa bao giờ bị khuất phục! - Ảnh 2.

Jackie Kennedy được sinh ra trong một gia đình giàu có với cha là chủ tịch ngân hàng, và người mẹ luôn có ý thức uốn nắn con cái theo nề nếp của giới thượng lưu.

Những năm tháng sinh viên, bà trau dồi vốn văn hóa sâu rộng của mình tại 2 trường đại học danh giá hàng đầu là Vassar College và George Washington University. Việc làm đầu tiên của bà là một chân phóng viên ảnh cho tờ báo Washington Times-Herald. Nhờ đó, Jackie có cơ hội tiếp xúc với nhiều chính trị gia tại thủ đô nước Mỹ, trong đó có tổng thống tương lai Kennedy, đồng thời cũng là vị hôn phu của cuộc đời bà sau này.

Cuối năm 1953, Jackie kết hôn với thượng nghị sĩ John F. Kennedy, một trong những ngôi sao đang tỏa sáng của đảng Dân chủ tại Newport, tiểu bang Rhode Island. Bảy năm sau đó (1961), ông đánh bại đối thủ Richard Nixon với số phiếu sít sao trong cuộc bầu cử để trở thành Tổng thống thứ 35 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ông trở thành tổng thống trẻ tuổi nhất ở tuổi 43. Jackie Kennedy khi đó 31 tuổi, cũng là đệ nhất phu nhân trẻ thứ 3 trong lịch sử Nhà Trắng.

Kể từ giây phút đầu tiên trở thành Đệ nhất phu nhân quyền lực, với Jackie, bà luôn có suy nghĩ rằng: Những gì mặc trên người sẽ nói lên bạn là ai. Đó chính là lý do vì sao bà xây dựng hình ảnh một Đệ nhất Phu nhân không chỉ có sự thanh lịch, mà còn là để đáp ứng một cách hoàn hảo nhất cho lý tưởng bà về vị trí uy nghi này.

Sau những bi kịch sảy thai, chứng kiến chồng bị ám sát, Đệ nhất Phu nhân Tổng thống Mỹ Jacquline Kennedy vẫn bản lĩnh như chưa bao giờ bị khuất phục! - Ảnh 3.

Bà thú thật với các nhà thiết kế rằng muốn được ăn diện "như thể Jack là Tổng Thống Pháp".

Bà thú thật với các nhà thiết kế rằng muốn được ăn diện như thể Jack là Tổng Thống Pháp. Vậy nên nét chủ đạo trong "thời trang Nhà Trắng" của Jackie Kennedy chính là: Thanh lịch mà không khoa trương. Tóm lại là hoàn hảo. Những tông màu pastel dịu nhẹ như cam vàng, xanh lục véronèse hay sắc xanh lơ nattier rất được bà ưa thích. Ngoài ra, đôi găng tay trắng ngần cùng chiếc mũ pillbox hợp xu hướng những năm 60 luôn là hai phụ kiện mà Đệ nhất phu nhân luôn diện lên người.

Năm 1963 đen tối với hai bi kịch lớn nhất dồn dập ập tới cuộc đời của Đệ nhất phu nhân

Bé Patrick Bouvier Kennedy là người con thứ ba của Tổng thống John F.Kennedy và phu nhân Jacqueline. Cậu sinh ngày 7/8/1963 tại căn cứ không quân Otis, sinh non 5 tuần rưỡi. Lúc đó, cậu chỉ nặng 2,1 kg và bị khó thở. Tổng thống lúc ấy đã liên tục hỏi các bác sĩ rằng: "Liệu thằng bé có bị chậm phát triển không?".

Bác sĩ chính trong ca trực nhanh chóng chỉ đạo đồng nghiệp nỗ lực duy trì sự sống cho Patrick. Tuy nhiên, cậu qua đời chỉ sau 39 giờ từ khi ra khỏi bụng mẹ vì chứng suy hô hấp cấp. Sự ra đi của Patrick để lại vết thương lòng sâu sắc đối với người từng trải qua những ca sinh nở khó khăn như Jackie. Bà từng bị sẩy thai, bé Arabella chết từ trong bụng mẹ, còn người con trai sau cùng là John Jr. cũng sinh non nhưng may mắn vượt qua bệnh tật.

Sau những bi kịch sảy thai, chứng kiến chồng bị ám sát, Đệ nhất Phu nhân Tổng thống Mỹ Jacquline Kennedy vẫn bản lĩnh như chưa bao giờ bị khuất phục! - Ảnh 4.

Jackie nói với chồng như vậy sau khi ông báo tin rằng con trai họ đã qua đời.

Nỗi đau buồn mất con trở thành sợi xích vô hình kéo vợ chồng Tổng thống Kennedy lại gần hơn. Ông đi lại như con thoi giữa bệnh viện nhi đang giành giật sự sống cho bé Patrick và trạm quân y, nơi vợ ông đang nghỉ hậu sản. "Điều duy nhất mà em không thể chịu đựng nổi, đó là khi em phải mất anh!", bà nói với chồng như vậy sau khi ông báo tin rằng con trai họ đã qua đời. Đáp lại, tổng thống Kennedy quỳ xuống bên vợ, hai mắt đỏ hoe: "Anh biết... Anh biết…!".

Một tuần sau khi bé Patrick qua đời, nhiều người kể rằng ông Kennedy đã ôm chặt bà Jacqueline khi dìu vợ rời bệnh viện. Hơn 3 tháng sau, bà Jacqueline cùng chồng đến bang Texas, nơi có đông đảo người dân ủng hộ Tổng thống. Tuy nhiên sự kiện ngày 22/11 này cũng là thời khắc người chồng đáng quý vĩnh viễn lìa xa bà, điều mà bà lo sợ nhất.

Sau những bi kịch sảy thai, chứng kiến chồng bị ám sát, Đệ nhất Phu nhân Tổng thống Mỹ Jacquline Kennedy vẫn bản lĩnh như chưa bao giờ bị khuất phục! - Ảnh 5.

Đây được cho là một trong những thảm kịch đen tối nhất trong lịch sử của Hợp chủng quốc Hoa Kì.

Jackie Kennedy có lẽ không thể ngờ rằng, chỉ ba tháng sau khi chịu đựng nỗi đau mất con, bà phải chịu đựng thêm nỗi đau mất chồng, chứng kiến người đàn ông mà mình thương yêu ngã gục ngay bên cạnh, khi hai vợ chồng đang ngồi trên chiếc xe mui trần để vẫy chào người dân. Hầu hết người dân ở thời điểm đó sẽ khó có thể quên được hình ảnh Đệ nhất Phu nhân với bộ đầm Channel màu hồng phấn lại lấm lem vệt máu từ thi thể cố Tổng thống. Bà kiên quyết từ chối việc rửa sạch vết máu trên mặt hay thay một bộ đầm mới bằng một lời khẳng định hùng hồn: "Tôi muốn bọn chúng phải nhìn thấy hậu quả mà chúng đã gây ra."

Sau những bi kịch sảy thai, chứng kiến chồng bị ám sát, Đệ nhất Phu nhân Tổng thống Mỹ Jacquline Kennedy vẫn bản lĩnh như chưa bao giờ bị khuất phục! - Ảnh 6.

Hành động này của Đệ nhất Phu nhân khiến hàng triệu người dân Mỹ cảm thấy cảm phục bà hơn bao giờ hết.

Hành trình mưu cầu hạnh phúc cho bản thân sau những mất mát quá lớn

Hình ảnh của Jackie, với lòng can đảm đặc biệt của một goá phụ sau cái chết của chồng, đã thực sự chinh phục lòng ngưỡng mộ của cả thế giới. Đệ nhất phu nhân nước Mỹ thời ấy tuy phải trải qua nhiều cú sốc lớn ở cùng một thời điểm, nhưng bà chỉ cho phép mình được buồn bã trong vòng 1 năm mà thôi.

Khi xuất hiện trở lại trước công chúng, Jacquline Kennedy không ngần ngại thể hiện chính kiến của mình về những dự định tương lai, cho dù điều ấy có thể khiến công chúng và những nữ nhân "tiến bộ" nổi đóa.

Sau những bi kịch sảy thai, chứng kiến chồng bị ám sát, Đệ nhất Phu nhân Tổng thống Mỹ Jacquline Kennedy vẫn bản lĩnh như chưa bao giờ bị khuất phục! - Ảnh 7.

Bà đủ can đảm để gạt bỏ hết những thứ đó qua một bên, một lần nữa, để đấu tranh đạt được điều bà thực sự muốn. Lần này là sự an toàn, đảm bảo cho bà và các con.

Bà tái hôn với tỷ phú người Hy Lạp Aristole Onassis. Bà không sống cho kỳ vọng của người khác. Bà đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ của một người vợ và hơn thế nữa, khiến cho cả thế giới không thể lãng quên sự nghiệp của chồng bà. Nhưng tới năm 1975, Onassis qua đời khi đang trong giai đoạn đầu tiến hành thủ tục ly hôn, để lại cho vợ phần thừa kế lớn.

Góa bụa lần thứ hai và sở hữu trong tay món tiền thừa kế hàng chục triệu USD, vị Đệ nhất Phu nhân huyên thoại ấy dư sức sống vương giả cả đời. Nhưng không, bà quyết định đi làm. Jackie đã trở thành biên tập viên cho nhà xuất bản Doubleday. Tiếp đó, bà trở thành đầu tàu của các cuộc đấu tranh bảo tồn di sản văn hóa và ngăn chặn các chính sách xây dựng làm ảnh hưởng tới các công trình cộng đồng của nước Mỹ.

Sau những bi kịch sảy thai, chứng kiến chồng bị ám sát, Đệ nhất Phu nhân Tổng thống Mỹ Jacquline Kennedy vẫn bản lĩnh như chưa bao giờ bị khuất phục! - Ảnh 8.

Với một cuộc đời không ngừng làm việc và cố gắng cống hiến cho xã hội, Jackie đã có cho mình những kinh nghiệm sống quý báu hội tụ đầy đủ văn hóa, bối cảnh và cái "chất" cốt lõi của "giấc mơ Mỹ".

Văn hóa Mỹ chính là thứ luôn ám ảnh bà kể từ khi bà còn công tác tại Nhà Trắng. Với tầm nhìn và trực giác nhạy bén của một người phụ nữ, Jackie biết nếu có một thứ gì mà nước Mỹ cần ở thời điểm đó, mà với khả năng, uy tín và vị thế của một Đệ nhất phu nhân có thể mang lại được, thì đó chính là văn hóa.

Jackie Kennedy qua đời ngày 19 tháng 5 năm 1994. Tang lễ của bà được truyền hình toàn quốc, dù được tổ chức cách riêng tư theo ước nguyện của cố Đệ nhất Phu nhân. Jackie được chôn bên cạnh tổng thống quá cố tại nghĩa trang Arlington. Tổng thống Bill Clinton đã đến dự tang lễ, Hai người con đã đặt hoa lên quan tài, chào từ biệt một trong những chân dung Đệ nhất Phu nhân có ảnh hưởng nhất nước Mỹ cũng như một trong những thời kỳ đáng ghi nhớ lịch sử Hoa Kỳ.

Tạm kết

Sau những bi kịch sảy thai, chứng kiến chồng bị ám sát, Đệ nhất Phu nhân Tổng thống Mỹ Jacquline Kennedy vẫn bản lĩnh như chưa bao giờ bị khuất phục! - Ảnh 9.

Cuộc đời truân chuyên nhưng cũng không kém phi thường của bà Đệ nhất phu Nhân Jackie Kennedy đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ thuật và xã hội.

Suốt cuộc đời mình, Jacquline đã sống đúng với trách nhiệm của một Đệ nhất Phu nhân nơi Nhà Trắng quyền lực. Bên cạnh đó, với những lý tưởng vốn đã nằm trong nền tảng chính kiến của bản thân, bà đủ cá tính để vượt ra ngoài khuôn khổ mong đợi mà mọi người dành cho mình. Đó thái độ của người phụ nữ biết rõ mình muốn gì và không ngần ngại đấu tranh để có được điều mình muốn, dù đó là một chiếc ghế trong chính trường, một công việc ngoài xã hội, hay một gia đình hạnh phúc, một cuộc sống như một người nội trợ đảm đang, giúp đỡ và truyền cảm hứng cho những người phụ nữ khác.

Không hề có một tấm băng rôn hay biểu ngữ nào nhằm hô hào "Giải phóng phụ nữ" trong toàn bộ cuộc đời Jackie. Công chúng chỉ thấy được tình yêu, những quyết định mang tính lịch sử và phong cách lịch lãm trở thành biểu tượng vượt thời gian đã truyền cảm hứng cho phụ nữ toàn thế giới. Đây chắc chắn là thứ nữ quyền không ồn ào, không bạo lực, nhưng đồng thời cũng không hề có bất kì một sự thỏa hiệp nào trên hành trình mưu cầu hạnh phúc cho bản thân.

Nguồn: Wikipedia, Washington Post, Vanity Fair

Theo Sơn Đỏ

Cùng chuyên mục
XEM