Sau khi ví Moca đóng cửa, thương hiệu nào dẫn đầu thị trường 123 tỷ USD?

04/10/2024 09:57 AM | Ngân hàng - Tài chính

Thương hiệu chiếm đến 62% người được hỏi trả lời có sử dụng, dẫn đầu Việt Nam.

Sau khi ví Moca đóng cửa, thương hiệu nào dẫn đầu thị trường 123 tỷ USD?- Ảnh 1.

Từ đầu tháng 7/2024, Moca ngừng cung cấp dịch vụ ví điện tử trên ứng dụng Moca và trên ứng dụng Grab.

Sau ngày này, Moca vẫn tiếp tục là đối tác chiến lược của Grab cho các hoạt động thanh toán trực tuyến, cung cấp một số dịch vụ trung gian thanh toán cho toàn bộ hệ sinh thái Grab tại Việt Nam.

Người dùng Grab vẫn có thể tiếp tục trải nghiệm thanh toán không tiền mặt với các phương thức như thẻ ngân hàng, tài khoản ZaloPay, tài khoản MoMo.

Theo báo cáo của IMARC Group về thị trường Ví điện tử Việt Nam, cùng với dự báo cho giai đoạn 2024-2032, dự báo thị trường ví điện tử Việt Nam đến năm 2032 sẽ đạt 123 tỷ USD. Thị trường tăng trưởng 14,28% cho giai đoạn 2024-2032.

“Tại Việt Nam, kết nối internet ngày càng tăng cùng với việc áp dụng ngày càng nhiều các thiết bị thông minh đang thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường”, báo cáo này chỉ ra ưu điểm cho sự tăng trưởng của ví điện tử tại Việt Nam.

Ngoài ra, báo cáo cũng cho rằng “sự tăng trưởng đáng kể trong ngành thương mại điện tử cùng với sự chuyển dịch ngày càng tăng từ tiền mặt và thanh toán bằng thẻ thông thường sang các giải pháp thay thế kỹ thuật số đang thúc đẩy thị trường ví điện tử”.

Sau khi ví Moca đóng cửa, thương hiệu nào dẫn đầu thị trường 123 tỷ USD?- Ảnh 2.

Thị trường ví điện tử tại Việt Nam đang có nhiều cơ hội để tăng trưởng.

Hơn nữa, số lượng người tiêu dùng am hiểu công nghệ ngày càng tăng trong nước cũng đang thúc đẩy nhu cầu về ví điện tử để thực hiện thanh toán trên thiết bị di động.

Ngoài ra, một số cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam đang áp dụng mã QR và thiết bị dựa trên NFC để loại bỏ việc quẹt thẻ và nhập thủ công, từ đó giúp giảm thiểu lỗi của con người và tạo điều kiện cho trải nghiệm thanh toán mượt mà hơn.

Đặc biệt, các vụ trộm thẻ ngày càng tăng đang thúc đẩy nhu cầu về các giải pháp thay thế an toàn và bảo mật hơn, bao gồm ví điện tử.

Trong những năm tới, sự tích hợp ngày càng tăng của ví điện tử với nhiều công nghệ tiên tiến, chẳng hạn như AI, phân tích dự đoán, điện toán đám mây… sẽ tiếp tục thúc đẩy thị trường ví điện tử tại Việt Nam - báo cáo của  IMARC Group cho biết.

Tính đến hết quý 2/2024, báo cáo của Decision Lab cho biết ví điện tử MoMo đang dẫn đầu cách biệt với các thương hiệu khác tại Việt Nam, chiếm 62% người được hỏi trả lời có sử dụng ứng dụng. Theo sau là ZaloPay 43%, Viettel Pay 25%, ứng dụng các ngân hàng 25%, ShopeePay 22% và VNPay 15%.

Sau khi ví Moca đóng cửa, thương hiệu nào dẫn đầu thị trường 123 tỷ USD?- Ảnh 3.

Tính đến hết quý 2/2024, MoMo đang dẫn đầu thị trường ví điện tử Việt Nam.

Tại buổi Gala trao giải Better Choice Awards 2024 mới đây, MoMo đã nhận hai giải thưởng “Thương hiệu Tiên phong trong Lĩnh vực Tài Chính Số” (hạng mục Innovative Choice Awards) và “Ứng dụng Tiêu dùng Năng động Sáng tạo” (hạng mục Smart Choice Awards).

Kết quả của giải thưởng dựa trên số lượt bình chọn của người dùng và đánh giá, chấm điểm khắt khe từ gần 30 chuyên gia của hội đồng thẩm định ở nhiều lĩnh vực như truyền thông, công nghệ, tài chính…

Ông Nguyễn Bá Diệp, Đồng sáng lập MoMo cho biết: “MoMo sẽ tiếp tục chiến lược phát triển công nghệ AI nhằm nâng cao trải nghiệm cá nhân hóa, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính một cách an toàn và hiệu quả hơn”.

Hiện tại, MoMo cung cấp nhiều sản phẩm tài chính như Ví Trả Sau, Chứng Chỉ Quỹ, Tiết Kiệm Online, Tài chính siêu tốc, Mở thẻ tín dụng, Thanh toán khoản vay, phí bảo hiểm…

Các sản phẩm này được phát triển với sự hợp tác giữa MoMo và các tổ chức tài chính, ngân hàng. Hiện người dùng có thể thao tác chuyển/nhận tiền, thanh toán không dùng tiền mặt, mua sắm, giải trí, du lịch - đi lại, đến ăn uống, thương mại điện tử, viễn thông, dịch vụ công, làm thiện nguyện… trên ứng dụng MoMo.

Theo Dy Khoa

Cùng chuyên mục
XEM