Sau khi về hưu, tôi mới nhận ra 4 điều đắt giá thường bị bỏ qua ở tuổi trẻ nhưng lại khiến tuổi già khốn khó: Không sớm thay đổi hậu vận ắt gặp rắc rối
Cho đến khi nằm trên giường bệnh và xung quanh chẳng còn ai bạn mới nhận ra những sai lầm ở tuổi trẻ đã khiến tuổi già rơi vào cơ cực.
Nghỉ hưu là để tận hưởng cuộc sống. Với một khoản lương hưu trong tay, tôi có thể đi đến nơi mình thích, làm những điều mình muốn. Tuy nhiên những ngày tháng đó chỉ có trong giấc mơ của dì Hướng (Nam Ninh, Trung Quốc).
Bởi vì bà đã bỏ qua 4 điều đắt giá dưới đây ở những năm tháng tuổi trẻ. Điều này khiến tuổi già tưởng được hưởng an nhàn, hạnh phúc nào ngờ lại trở nên khốn khó.
"Bè" thì nhiều nhưng "bạn" thì có bao nhiêu?
Khi còn trẻ chúng ta có suy nghĩ càng quen biết nhiều càng tốt. Vì thế bạn không ngừng xây dựng mạng lưới các mối quan hệ. Khi ngày càng nhiều người biết đến, chúng ta cảm thấy hài lòng.
Cho đến một ngày, bạn chợt nhận ra: Quen biết nhiều người nhưng khi gặp khó khăn lại không có ai sẵn sàng giúp đỡ. Khi ngỏ ý muốn vay tiền vì có chuyện gấp, mấy người sẵn sàng đưa tiền cho bạn.
Thực tế, chúng ta không thiếu những người bạn có thể đi chơi cùng. Song người thực sự giúp đỡ liệu có ai.
Ảnh minh hoạ
Thời gian sẽ giúp bạn sàng lọc những mối quan hệ kém chất lượng. Tiền bạc sẽ giúp bạn nhìn thấu lòng người. Những ngã rẽ của cuộc đời sẽ giúp bạn khám phá ra những người bạn thực sự.
Những người bạn tốt thực sự không phải dễ dàng có được. Khi được đồng hành cùng, bạn sẽ thấy rằng lúc vui vẻ có thể họ không ở bên. Tuy nhiên khi bạn buồn, chắc chắn họ là người đầu tiên đến với bạn.
Chấp nhận khó khăn như một phần của cuộc sống
Khi còn trẻ, bạn có thể thấy khó với tới những điều mình mong muốn. Bạn không có quyền quyết định việc mình làm. Bạn cần dựa vào cha mẹ và thầy cô. Không hài lòng, bạn mong muốn trưởng thành nhanh chóng.
Khi đi học, bạn cảm thấy các kỳ thi quá khó và bắt đầu trốn tránh việc học. Theo thời gian bạn luôn cho rằng việc học không đem lại giá trị nên không dành thời gian cho nó.
Sau khi học xong, bạn mong muốn được làm tại các công ty lớn nhưng không ngờ rằng tìm việc lại khó đến vậy.
Khi đi làm, bạn luôn phàn nàn áp lực công việc quá lớn và không tương xứng với những gì bản thân nhận được.
Ảnh minh hoạ
Bạn kết luận: "Cuộc đời này khó sống quá!". Bạn luôn cảm thấy khó khăn khi làm bất kỳ công việc gì và luôn suy nghĩ mình không thể làm được. Nhưng sau đó thì sao? Bạn vẫn vượt qua tất cả.
Thực tế khó khăn là một phần của cuộc sống. Nếu mọi chuyện đều thuận buồm xuôi gió, con người sẽ không phát triển.
Khó khăn sẽ chỉ xuất hiện ở từng thời điểm. Thay vì than vãn, phàn nàn, cách tốt nhất là hãy mỉm cười tự tin và chấp nhận mọi thứ.
Sống là tận hưởng chứ không phải tích góp
Khi mua món đồ mới, thay vì dùng luôn một vài người lại có suy nghĩ cất đi cho mới hay để dành cho con cháu sau này. Bạn có một miếng bánh rất ngon. Tuy nhiên vì muốn để dành bạn chọn cách cất đi. Sau một vài ngày, bạn phát hiện miếng bánh đã hỏng, không thể sử dụng.
Bạn rất mong muốn mua nhà. Bạn đã dành dụm đủ tiền để mua căn hộ mơ ước. Tuy nhiên bạn nghĩ rằng mua nhà xong sẽ hết sạch tiền. Vì thế bạn lại quyết định đợi thêm một thời gian nữa để dành dụm thêm một chút. Kết quả khi quyết định mua nhà, giá bất động sản đó đã tăng lên nhiều so với số tiền bạn đang có.
Thời gian không ngừng trôi. Mỗi phút qua đi, giá trị những gì bạn đang có lại càng giảm. Vì thế hãy tận hưởng niềm hạnh phúc hiện tại và đừng cố gắng "giữ và kéo dài" hạnh phúc của mình. Vì sau khi thời gian trôi đi có thể bạn sẽ không bao giờ tìm được cảm giác đó.
Ảnh minh hoạ
Nếu sức khoẻ đứng thứ hai thì không có gì đứng đầu
Khi còn trẻ, bạn thường thức khuya vì công việc và những cuộc vui. Dường như khi đó bạn hoàn toàn không quan tâm đến sức khoẻ. Bạn sẵn sàng làm bất kì điều gì mình muốn chỉ vì mưu cầu hạnh phúc hoặc mong muốn kiếm tiền nhiều hơn.
Đến khi làm việc quá sức, cơ thể bắt đầu suy nhược, bạn buộc phải đến bệnh viện thường xuyên. Lúc này bạn sẽ thấy dù kiếm được nhiều tiền đến đâu cũng không đủ để chi trả tiền chữa bệnh. Đến lúc này bạn mới bắt đầu quan tâm đến sức khoẻ thì đã quá muộn.
Hồi trẻ bạn sẵn sàng tham gia tất cả các cuộc vui. Tại đấy bạn sẵn sàng ăn và uống tất cả những thứ được mời. Bạn uống đến khi chân đi không vững mới thôi. Khi nhập viện, hãy nghĩ xem trong số những bạn nhậu có ai quan tâm đến bạn.
Thứ gì mất đi có thể lấy lại được nhưng chỉ có sức khoẻ một khi đã mất thì hoàn toàn không thể quay trở lại. Bạn có thể nhiều bạn bè nhưng khi lâm bệnh nặng còn mấy người ở bên. Bởi đa phần mọi người sợ phiền phức và liên luỵ.
Cuộc sống là như vậy. Nếu muốn hạnh phúc sức khỏe cần đặt lên hàng đầu.