"Sau khi thực hiện được mục tiêu, tôi bỗng trở nên lười biếng": Vì sao có rất nhiều người không thể tiếp tục nỗ lực được nữa?

06/04/2020 13:06 PM | Sống

Vì sao sau khi hiện thực được một mục tiêu nào đó, chúng ta liền “nương tay”, bớt khắc nghiệt với bản thân?

01

Khoảng thời gian trước, có một độc giả hỏi tôi:

"Tôi đã thực hiện được mục tiêu của mình, nỗ lực suốt hơn nửa năm trời, cuối cùng cũng đã được hồi đáp. Nhưng, tôi bỗng lại trở nên lười biếng.

Tôi rất nhớ khoảng thời gian nỗ lực theo đuổi mục tiêu trước đó, khi đó tôi vô cùng chăm chỉ, mỗi ngày chỉ ngủ 5,6 tiếng, ngủ muộn dậy sớm, vì tránh để điện thọai làm ảnh hưởng, tôi thậm chí đã xóa tất cả các trò chơi và app không cần thiết đi.

Hiện tại tôi đã hiện thực được mục tiêu của mình, tôi rất vui, vốn dĩ nghĩ để mình nghỉ ngơi vài hôm rồi sẽ tiếp tục mục tiêu tiếp theo. Nhưng khi đã dừng lại tôi lại không thể quay lại được nữa, tôi bắt đầu ì trệ, lười biếng, thậm chí chơi điện thoại cả đêm.

Tôi lại quay trở lại trạng thái khi xưa, tôi rốt cuộc nên làm sao?"

Lời của độc giả này khiến tôi nhớ lại mình của quá khứ, bởi lẽ tôi cũng từng có lúc như vậy, sau khi đã hoàn thành được một mục tiêu ngắn kì, tôi bỗng nhiên trở nên lười biếng, cả người rơi vào trạng thái thả lỏng, thư giãn trong một thời gian rất dài.

Tôi đã phải rất quyết tâm và mất khá nhiều thời gian mới có thể điều chỉnh lại được trạng thái của mình, bắt đầu theo đuổi mục tiêu tiếp theo.

Tôi phát hiện ra thực ra có rất nhiều người đều mắc phải sai lầm này. Vì sao sau khi hiện thực được một mục tiêu nào đó, chúng ta liền "nương tay", bớt khắc nghiệt với bản thân?

Sau khi thực hiện được mục tiêu, tôi bỗng trở nên lười biếng: Vì sao có rất nhiều người không thể tiếp tục nỗ lực được nữa? - Ảnh 1.

02

Ai trong số chúng ta cũng đều có cho mình rất nhiều mục tiêu, có những mục tiêu to lớn như thi được vào Ngoại Thương, đi du học, vào được tập đoàn XX, thăng chức lên làm quản lý, giám đốc....

Cũng có những mục tiêu nhỏ như được hạng 10 trong kì thi sắp tới, mua một chiếc váy đắt đắt mà mình thích, cuối tuần đi du lịch, giữ dáng....

Bất luận là mục tiêu lớn hay nhỏ cũng cần chúng ta hành động mới có thể có cơ hội hiện thực, nếu chỉ có mục tiêu mà không có hành động, vậy thì sẽ rất khó có thể thành công.

Vì vậy, hành động mới là nhân tố mấu chốt nếu muốn hoàn thành một mục tiêu nào đó. Có những người chỉ có mục tiêu nhưng trước giờ không chịu hành động. Miệng nói phải giảm 10 cân, nhưng không quản được cái miệng, không ngừng ăn uống, lại còn tự an ủi mình "không ăn no lấy đâu ra sức giảm béo".

Có người muốn đi du học nước ngoài nhưng lại không muốn dành thời gian ra học tiếng anh, bảo đi học thì lại nằm ườn trên giường chơi điện thoại "nốt một tý thôi".

Không hành động, dù mục tiêu có nhỏ bé cỡ nào, cũng khó mà thành hiện thực chứ đừng nói tới mục tiêu to lớn.

Có những người sau khi thực hiện được mục tiêu, không biết vì sao bỗng nhiên "thả lỏng", dù biết là phải hành động cho mục tiêu tiếp theo nhưng lại "không có hứng nổi".

Cuộc đời của chúng ta là một tổ hợp của mục tiêu này tới mục tiêu khác, nếu không liên tục hành động, hoàn thành xong một mục tiêu liền dừng lại, vậy thì bạn sẽ chỉ có thể mãi mãi dậm chân tại chỗ.

Sau khi thực hiện được mục tiêu, tôi bỗng trở nên lười biếng: Vì sao có rất nhiều người không thể tiếp tục nỗ lực được nữa? - Ảnh 2.

03

Sau khi thực hiện được một mục tiêu, có những người trở nên có động lực hơn, tiếp tục duy trì nỗ lực, nhưng cũng có những người bỗng trở nên lười biếng, họ không muốn tiếp tục nỗ lực, không muốn tiếp tục hành động.

Thực ra nói không muốn cũng không phải, tâm thì có chỉ có điều cơ thể lại hành động không nổi. Đây là biểu hiện cơ thể thiếu đi động lực. Rất nhiều người đều như vậy.

Cá nhân tôi cho rằng có 3 nguyên nhân:

Thứ nhất, bỏ ra quá nhiều thời gian và sức lực theo đuổi mục tiêu trước đó, dẫn đến sức cùng lực kiệt, tiêu hao quá nhiều năng lượng.

Thứ hai, muốn bản thân ngừng lại nghỉ ngơi một chút. Đừng nói hoàn thành một mục tiêu, tôi bình thường hoàn thành xong một chuyện nhỏ, chẳng hạn như viết xong một bài viết hay xem xong một cuốn sách đều sẽ muốn dừng lại nghỉ ngơi một chút, lướt facebook, zalo... nhưng cứ lướt, cứ lướt, mấy tiếng đồng hồ đã trôi qua lúc nào không hay.

Khi hoàn thành xong một mục tiêu, con người luôn muốn bản thân dừng lại nghỉ ngơi một chút, cho rằng chỉ khi nghỉ ngơi đầy đủ rồi mới có đủ sức lực đi theo đuổi mục tiêu tiếp theo.

Họ đánh giá quá cao sự tự giác của bản thân, dừng lại rồi mới phát hiện ra, thoải mái, dễ chịu quá, không muốn quay lại trạng thái trong quá khứ một chút nào.

Thứ ba, không tìm ra được mục tiêu tiếp theo. Có những người sau khi thực hiện xong một mục tiêu sẽ có cảm giác mơ hồ, hoang mang, không biết nên làm gì tiếp theo. Vì vậy mới trở nên buông thả, lười biếng.

Sau khi thực hiện được mục tiêu, tôi bỗng trở nên lười biếng: Vì sao có rất nhiều người không thể tiếp tục nỗ lực được nữa? - Ảnh 3.

04

Trong cuốn "7 Thói Quen của người thành đạt", tác giả Stephen R. Covey có liệt kê ra 7 thói quen của một người thành công, trong đó có một thói quen khiến tôi ấn tượng sâu sắc, đó chính là "lấy đích đến làm điểm khởi đầu".

Khi bạn tới được một cái đích nào đó (tức sau khi hoàn thành một mục tiêu), hãy xem nó là điểm khởi đầu mới, rồi sau đó xuất phát một lần nữa.

Người có thể làm được điều này đều có thể không ngừng theo đuổi hết mục tiêu này tới mục tiêu khác, chứ không phải trở thành một người lười biếng sau khi hoàn thành được một mục tiêu nào đó.

Tuyệt đối không được dừng lại khi tới được một chung điểm nào đó, bởi lẽ bất luận là ai, một khi đã dừng lại rất dễ sẽ rơi vào vòng hưởng thụ, không thể thoát ra chứ đừng nói là tiếp tục bắt đầu lại.

Bởi lẽ khi tới được đích, con người ta thường sẽ có chút tự mãn, vui mừng hoan hỉ, cho rằng mình rất giỏi giang, không có gì là mình không làm được.

Đây cũng là một loại tâm lý mà chúng ta nên dự phòng, tuyệt đối không được ôm trong mình tâm thái này, thay vào đó cần khiêm tốn, tiếp tục theo đuổi mục tiêu tiếp theo.

Vương Minh

Cùng chuyên mục
XEM