Sau cuộc phỏng vấn nhân viên Microsoft, sự thật trần trụi được tiết lộ: Nhiều người lương cao hơn bạn, lại biết tận hưởng cuộc sống hơn bạn, tại sao?
Tôi đã thấy nhiều người được trả lương cao nhưng không hạnh phúc, hoặc hạnh phúc nhưng không được trả cao. Cô bạn làm ở Microsoft này là một trong số ít những người vừa được trả lương cao vừa hạnh phúc mà tôi quen biết.
Một trong những độc giả của tôi là một cô gái tên JY, cô ấy đã làm việc cho Microsoft ở Mỹ được 7 năm.
Cuối tuần trước, chúng tôi vừa có một cuộc nói chuyện với nhau qua ứng dụng nói chuyện, cuộc nói chuyện kéo dài khá lâu, qua cuộc nói chuyện đó, tôi lĩnh ngộ ra được khá nhiều điều.
Một MC từng nói, lương, thực tế là số tiền còn lại khi tâm trạng bạn thoải mái.
Vì sao lại nói vậy? Nếu bạn luôn cảm thấy khách hàng khó đối phó, công việc phức tạp, tâm trạng không vui, bạn có thể sẽ tìm người đi uống rượu, hát Karaoke, mua sắm này nọ để xua đi cảm xúc tiêu cực, vậy thì khi đó, thực tế lương của bạn sẽ thấp hơn rất nhiều so với những gì bạn nhận được.
Tôi đã thấy nhiều người được trả lương cao nhưng không hạnh phúc, hoặc hạnh phúc nhưng không được trả cao. JY là một trong số ít những người vừa được trả lương cao vừa hạnh phúc mà tôi quen biết.
Những kinh nghiệm làm việc và quan điểm của cô ấy về công việc là thứ thúc đẩy tôi viết bài viết này và muốn chia sẻ với các bạn.
1. Sống một cuộc sống có sự chuẩn bị
JY học đại học ở trong nước, sau đó học nghiên cứu sinh ở Mỹ, tốt nghiệp xong thì vào Microsoft làm việc, năm nay là năm thứ bảy.
Tôi hỏi cô ấy làm thế nào cô ấy vào được một công ty tốt như Microsoft.
Là một sinh viên tin học, cô nói, mục tiêu công việc chính thức của mình luôn là một công ty phần mềm.
Cả đại học và sau đại học, cô ấy đều học về khoa học máy tính. Ngôi trường cô ấy học cũng khá có uy tín, giáo sư hướng dẫn của cô ấy có một dự án hợp tác với Microsoft.
Con đường tìm kiếm việc làm nghe có vẻ suôn sẻ nhưng trên thực tế, nó tới từ sự nỗ lực của cô ấy trong nhiều năm. Năm nghỉ hè đầu tiên khi học nghiên cứu sinh, cô quay trở về nước để thực tập tại Microsoft, sau đó còn thực tập ở rất nhiều các công ty lớn ở các lĩnh vực khác nhau khác nhau như Honeywell (ngành sản xuất công nghệ cao), Nestlé (ngành thực phẩm), Alliaz (ngành bảo hiểm).
Nếu bạn thực tập nhiều, kinh nghiệm nhiều, bạn sẽ tiếp cận dễ dàng hơn với các cơ hội phỏng vấn, tham gia phỏng vấn ngành kỹ thuật, người ta có thể bảo bạn viết code, biết thì biết, không biết thì thôi, nhưng thực tế thì có rất nhiều người thậm chí còn không có cơ hội được tham gia phỏng vấn.
Rất nhiều chuyện, chúng ta cần có sự chuẩn bị trước cho nó. Khi còn đang đi học, hãy chú ý đến các hội chợ việc làm, tham gia các mùa tuyển dụng, phân tích công ty bạn yêu thích từ thông tin tuyển dụng, nhân tài tuyển dụng cần có phẩm chất gì, nếu có cơ hội khiến bạn cảm thấy hấp dẫn, nhất định phải phấn đấu để lấy được cơ hội thực tập.
2. Khắc phục thiếu sót của bản thân
JY cũng chia sẻ với tôi quá trình giúp cô ấy từ tự ti trở nên tự tin.
Khoảng thời gian đi thực tập và cả khi mới bắt đầu đi làm, JY luôn tự ti vì không thể nói tiếng anh trôi chảy.
Cô ấy luôn rất mong đợi được người khác nhìn thấy khả năng của mình, nhưng trên thực tế, năng lực quan sát của mỗi người là có hạn, vì vậy, trong rất nhiều trường hợp, nó cần chúng ta phải chủ động thể hiện bản thân.
Lúc trước JY luôn cảm thấy mình không có chuyện gì để nói với người khác, nhưng giờ dù chưa có con, người khác nói chuyện với bạn về con cái, giáo dục, cô cũng thấy chủ đề đó cũng rất thú vị, họ là người, chứ không phải người nước ngoài, sau khi nghĩ như vậy, những chủ đề để nói chuyện cũng trở nên nhiều hơn.
Trong công việc, JY luôn chủ động nắm bắt cơ hội, rèn luyện bản thân. Có một lần, cô phải thuyết trình trước mọi người, hội trường khi đó có khoảng hơn 100 người.
Cô ấy đứng trên sân khấu, cảm thấy bụng đau chân run, vì vậy cố ý đi đi lại lại, không để người khác biết là chân mình đang run; hai tay run lên, vốn chỉ cầm mic bằng 1 tay, sau đó cô dùng cả hai tay cầm mic, không để khán giả biết tay mình đang run.
Cô ấy luôn tin vào một điều từng đọc được trong sách đó là, giữa sinh lý và tâm lý luôn có một mối tương quan nhất định.
Cô ấy cố gắng tìm ra những thay đổi tâm lý của chính mình bằng cách quan sát những thay đổi sinh lý, và sau đó gỡ rối trạng thái sinh lý bằng cách gỡ rối trạng thái tâm lý của mình.
Hiện tại, cô vẫn còn hồi hộp khi bước lên sân khấu, tim vẫn đập nhanh hơn, những chân đã hết run, tay cũng đỡ run hơn, tình trạng ngày càng tốt hơn.
Với một người tiếng anh không phải tiếng mẹ đẻ, việc có thể thuyết trình trôi chảy bằng tiếng anh là cả một quá trình rèn luyện không ngừng nghỉ. Với JY mà nói, không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền.
3. Tránh bẫy suy nghĩ hạn hẹp
Rất nhiều người lao động thỉnh thoảng sẽ tụ tập riêng để phàn nàn rằng cấp trên không hiểu được công việc khó khăn của cấp dưới. Nhưng cá nhân tôi lại thích cách giải thích của JY về quản lý cấp trên.
Bởi vì sếp có vị trí cao hơn cô ấy, tổ chức nhiều cuộc họp hơn cô ấy, những thứ và thông tin học biết được chắc chắn sẽ nhiều hơn một người bị giới hạn trong các hoạt động cụ thể hàng ngày như nhân viên cấp dưới.
Vì vậy, JY luôn rất trân trọng thời gian họp và tìm hiểu thêm về những cuộc họp mà sếp đã tham dự, những xu hướng và những nhận định rút ra được là gì.
Cũng có những đồng nghiệp xung quanh nói rằng chỉ cần làm tốt công việc của cuộc sống hàng ngày là đủ, và họ không còn thời gian để đi sâu những cuộc họp cho có lệ đó. Nhưng cuộc họp nói gì, có những bước chuyển nào, đâu là hướng đi, JY luôn hết sức tập trung lắng nghe, suy nghĩ kỹ và dần dần thấy rằng tầm nhìn cũng như tư duy của mình ngày càng lớn hơn.
Cô giải thích rằng bản thân không quá tham vọng thăng tiến, cô ấy không quan tâm đến việc kiểm soát cấp dưới, nhưng cô ấy thích tạo ảnh hưởng đến người khác, dù không phải là lãnh đạo nhưng vẫn có thể tạo ra ảnh hưởng có giá trị cho người khác.
Trong suốt hai giờ trò chuyện, điều cô ấy nói nhiều nhất là, mỗi người đều có điều gì đó đáng để họ học hỏi và điều gì đó để họ đóng góp.
Tôi hỏi cô ấy rằng nếu xung quanh cô ấy có nhiều người tài giỏi như vậy, cô ấy có ghen tị không? Cô ấy nói mình không đố kị, bởi với cô, sống mà chỉ biết đẩy đối phương về phía đối diện, bạn cũng sẽ mất đi rất nhiều thứ.
Bạn thân hồi cấp 3 của cô ấy vừa xinh đẹp vừa giỏi giang. Họ còn từng là đối thủ của nhau trong một cuộc thi. Trước khi thi, cô chân thành chúc bạn mình thi tốt, sau khi kết thúc, cô cũng chân thành vui vì bạn mình chiến thắng.
Lúc đó cô mới nhận ra rằng hạnh phúc vì hạnh phúc của người khác là một loại hạnh phúc cao cấp.
Cuộc đời không dài, hãy làm người tử tế, kiểm soát bản thân có ích hơn kiểm soát người khác, dùng miệng phỉ báng người khác vốn dĩ cũng chẳng thể kiểm soát được họ.
Bạn ngưỡng mộ điều kì, đố kị điều gì, đó thực ra đều là những nhu cầu sâu bên trong trái tim bạn, người khác giúp bạn nhìn ra được nhu cầu của mình, thậm chí còn cho bạn một tấm gương tham khảo thực tế như vậy, đó vốn dĩ là điều đáng để cảm ơn, hơn nữa thay vì đi đố kị người khác, hãy dành thời gian và sức lực để đi theo đuổi cái nhu cầu đó của mình.
4. Đổi mới
Nội bộ tập đoàn Microsoft có một dự án mà ở đó, nhân viên có thể tự đưa ra ý tưởng, tự thành lập nhóm và thực hiện.
Trong hai năm đầu, cô phát hiện ra rằng mình cuối cùng cũng có cơ hội để nói trước nhiều người, nhưng người khác hiếm khi cho cô cơ hội để kết thúc bài phát biểu của mình, cô thường bị ngắt lời khi nói.
Mặc dù một số đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ nhưng cô ấy không muốn làm phiền người khác.
Vậy là cô ấy tự tuyển bốn người, làm trưởng nhóm, lập dự án viết mã, dùng trí tuệ nhân tạo để theo dõi trạng thái bị gián đoạn, vừa nhắc nhở vừa thống kê. Vào tháng 7 năm nay, ba người nữa đã được tuyển dụng thêm để mở rộng phiên bản và thêm các tính năng.
Dự án nhỏ này đã được khen thưởng vì sự hòa nhập và đa dạng.
Một tác gia từng nói: Tỷ lệ đổi mới trong cuộc sống là tiêu chí chính để đo lường chất lượng cuộc sống của một người.
Đôi khi trong cuộc sống, khi có điều gì đó không thuận lợi, bạn cần học cách bứt phá, tìm ra một hướng đi mới hoàn thiện hơn, tiến bộ hơn, nó có thể vừa giúp bạn thỏa sức vùng vẫy, vừa giúp bạn tránh được cái bẫy tự ti, cảm thấy chán nản trong công việc.
5. Tìm ra giá trị thông qua giúp đỡ người khác
Cách đây một thời gian, JY đã tham dự một hội nghị toàn cầu về phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ ở Florida.
Do hiện trạng việc làm của phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ ở Mỹ không mấy lạc quan, nên hội nghị chủ yếu xoay quanh việc phụ nữ giúp đỡ phụ nữ.
Hội nghị mà cô ấy tham dự có sự tham gia của nhiều công ty kỹ thuật xuất sắc, nơi cung cấp các bài giảng tại nơi làm việc và trao đổi mạng lưới. Mỗi công ty có sự tham gia của ban quản lý hoặc nhà tuyển dụng. Phụ nữ đến hội nghị có thể đến gian hàng quan tâm để giao tiếp và được tư vấn.
Trong hội nghị kéo dài ba ngày, cô ấy đã đứng ở gian hàng của Microsoft trong ba giờ đồng hồ. Cô ấy nói rằng có một hàng dài vô tận trước gian hàng của Microsoft, cô mặc đồng phục của Microsoft và giao tiếp với những người cần tư vấn.
Cô phát hiện ra một điều rằng có nhiều phụ nữ tới từ Trung Quốc, đồng hương của mình không tự tin lắm, hơi rụt rè và đôi khi không nói ra lời.
Chẳng hạn, nếu hỏi một cô gái người Mỹ: "Tại sao bạn muốn gia nhập Microsoft?"
Cô ấy vô cùng tự tin nói rằng: Vì tôi nghĩ sản phẩm của Microsoft chưa đủ tốt, chẳng hạn như sản phẩm AI Cortana, nó vẫn chưa đủ "tính người".
Ngoài ra, một số quan điểm sâu sắc khác của cô gái ấy cũng đã để lại ấn tượng sâu sắc cho JY.
Nhưng nhiều đồng hương mà cô nói chuyện lại không quá tự tin, khi được hỏi lý do muốn gia nhập Microsoft, họ thường trả lời rằng vì Microsoft rất tốt, rất vinh dự khi được làm việc tại đây và họ đánh giá cao văn hóa của Microsoft.
Thực ra, những câu trả lời này không đáng nhớ lắm, họ lo lắng về vấn đề sĩ diện, cách người khác nghĩ về họ và họ sợ bị từ chối nên cư xử rụt rè và không dám bày tỏ ý kiến thực sự của mình. Những điểm sáng của một bản sơ yếu lý lịch không hề được thể hiện rõ ràng. JY đã khuyến khích họ, hãy thể hiện thế mạnh của mình, tuyệt đối đừng ngần ngại.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Seattle, cô nói rằng ước mơ của cô là giúp đỡ những người Hoa ở Mỹ.
Alfred Adler từng nói: "Rất nhiều người không hiểu rằng đóng góp cho người khác là cách duy nhất để nâng cao giá trị cá nhân."
Trong suốt quãng đường học tập và làm việc của mình, JY không thụ động chờ đợi, mà chủ động mở đường cho chính mình. Cô ấy học cách quản lý "hướng lên", "quản lý" sếp, và quản lý sự nghiệp của mình. Ham học hỏi, ham khám phá, biết cúi đầu làm việc chăm chỉ, cũng biết nhìn lên những người xung quanh, dám nói về ước mơ của mình và rất thích giúp đỡ người khác, một cô gái như vậy, vừa nhận được mức lương xứng đáng với bản thân, vừa hạnh phúc trong cuộc sống của mình.
Theo SOHU