Sau Biti’s, bài học nào để xe điện Việt PEGA nổi danh với Sơn Tùng

17/04/2017 13:30 PM | Kinh doanh

Ai cũng hiểu, dính với các sao lớn thường lắm scandal bất ngờ. Nhưng liên tiếp các thương hiệu Việt đình đám như Biti’s và PEGA (HKbike) vẫn tiếp tục mạo hiểm đầu tư một số tiền rất lớn để mời Sơn Tùng M-TP trở thành đại diện hình ảnh với tư tưởng “Được ăn cả, ngã về không”…

Thay đổi để đón đầu xu hướng – Biti’’s đã làm gì?

Sau hàng chục năm “ngụp lặn” và “dò dẫm” tìm hướng đi mới trước sự “xâm lược” của các tương hiệu ngoại, Biti’s dần trở lại với sự thay đổi đầu tiên nằm ở mẫu mã sản phẩm và “đính kèm” người nổi tiếng. Đây cũng chính là hình thức dùng Influencer (Người ảnh hưởng) hiệu quả nhất với 3 tiêu chí: Reach (Độ phủ), Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng) và Relevance (Sự liên quan).

Theo thống kê từ Google Trends, “ông hoàng giày Việt” của những thập kỷ trước thực sự trở lại ngôi vị đế vương với số lượt tìm kiếm cao ngất trong 5 năm trở lại đây.
Theo thống kê từ Google Trends, “ông hoàng giày Việt” của những thập kỷ trước thực sự trở lại ngôi vị đế vương với số lượt tìm kiếm cao ngất trong 5 năm trở lại đây.

Không khó để nhận ra thời điểm huy hoàng nhất của Biti’s trên mạng xã hội chính là ngày ra mắt 2 MV ca nhạc “Lạc trôi” của Sơn Tùng M-TP và “Đi để trở về” do Soobin Hoàng Sơn thể hiện (cùng được xuất bản vào 01/01/2017). Đây là 2 influencers có tầm ảnh hưởng lớn tới cộng đồng mạng hiện nay, đặc biệt là Sơn Tùng M-TP, chàng ca sỹ được mệnh danh là “Quả bom làm gì cũng hot”. Trong trường hợp này, ‘Reach’ đã đạt hiệu quả tuyệt đối.

Đó cũng chính là giai đoạn cái tên Biti’s được nhắc đến rất nhiều trên các kênh báo giới và mạng xã hội. Từ việc một đoạn video cổ trang bỗng xuất hiện đôi giày thể thao hiện đại tưởng chừng thật “kém duyên”, ngay sau đó lại trở thành chủ đề bàn tán của các mặt báo, các kênh tin và trang mạng cá nhân. Hiệu ứng kéo theo là con số “khủng” về lượt tra cứu trên internet để truy lùng ra đôi giày “huyền thoại” và hàng dài người dân xếp hàng trước các đại lý của Biti’s hòng mua được “giày đôi” cho giống “sếp”. Đồng thời, “tân binh” Hunter đã “gạt phăng” định kiến chỉ có giày nhập mới chất – mới nhất. Như vậy, Biti’s tiếp tục đúng trong tiêu chí ‘Resonance’.

Nhờ gắn tên Sơn Tùng, chỉ sau một thời gian ngắn, Biti’s trở về từ quên lãng rồi nhanh chóng đi vào ‘must-have-list’ của thế hệ trẻ vốn đã quen sử dụng hàng hiệu như Nike, Adidas,… bởi thiết kế năng động, trẻ trung, cá tính, rất phù hợp với hình tượng của idol 23 tuổi (Relevance). Đôi sneaker Việt cũng xóa tan khoảng cách giàu – nghèo khi trở thành hot trend mà giới thượng lưu hay người có thu nhập thấp đều có thể “xỏ chân”. Qua đó, Biti’s muốn thông báo rằng: Giày made in Vietnam đã sẵn sàng hội nhập.

Không chỉ có chuyện tốt

Khi làm việc với các sao lớn, ngoài chuyện chi phí hợp đồng cực cao, thì rủi ro đằng sau còn đáng ngại hơn. Chẳng ai có thể biết được hào quang của sự nổi tiếng sẽ kéo dài bao lâu, nên dù chi một số tiền lớn thì các hãng cần quảng cáo đôi khi mất cả chì lẫn chài.

Chính vì vậy, các thương hiệu thường đều cố gắng chi ra một số tiền lớn hơn cho các thần tượng đang trên đà phát triển, hòng giảm bớt rủi ro, nhưng vẫn sẽ phải nơm nớp.

Một hình ảnh cắt ra từ MV Lạc Trôi với sự xuất hiện của đôi giày Biti’s cùng quần áo cổ trang
Một hình ảnh cắt ra từ MV Lạc Trôi với sự xuất hiện của đôi giày Biti’s cùng quần áo cổ trang

Với Biti’s, việc bán hàng sẽ khá không quá khó khăn khi một sản phẩm chỉ vài trăm nghìn đồng. Với một người bình thường, việc dành ra 1 tháng tiền ăn sáng hoặc giảm bớt một khoản chi tiêu nào đó là có thể “rinh” “giày Sơn Tùng” về nhà.

Song với xe điện như PEGA thì câu chuyện lại phức tạp hơn nhiều. Đành rằng hãng này đã khéo chọn hình ảnh là Sơn Tùng để tiếp cận đối tượng thiếu niên, cũng là nhóm khách hàng chính của xe điện hiện nay. Song khó khăn ở đây là quan niệm của người Việt đặt nặng việc chiếc xe là gia tài không hề nhỏ của gia đình, giá bán của một chiếc xe vẫn lên đến cả chục triệu đồng, và người trả tiền thường là các bậc phụ huynh lại chỉ quan tâm đến chất lượng, uy tín chứ không màng quảng cáo.

Cơ hội đến tay, nhưng thách thức còn đó

Nếu coi Sơn Tùng như một chất xúc tác để các thương hiệu Việt được nhiều người biết tới, thì chất lượng chính là yếu tố cốt lõi để chinh phục được người có nhu cầu mua hàng.

Khi trở nên nổi tiếng, không chỉ tiếng tốt được lưu truyền khắp nơi, mà cũng kèm theo bới móc về chỗ xấu.

Thị trường xe điện vốn là mảnh đất màu mỡ cho… các hãng Trung Quốc. Với tâm lý nếu không mua được món hàng tốt thì mua hàng rẻ rồi vứt đi cũng đỡ phí, cuộc cạnh tranh về giá bán diễn ra ở khắp nơi. Và dĩ nhiên người có lợi không phải người tiêu dùng.

Sự xuất hiện của xe điện nội địa từ PEGA với mong muốn thay đổi cuộc chơi dĩ nhiên cũng sẽ vấp phải nhiều nghi ngờ. Đã có quá nhiều công ty sử dụng thủ thuật “trộm long tráo phụng” để biến hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam, nên khi PEGA công bố tự thiết kế, nghiên cứu và sản xuất được xe điện với tỉ lệ nội địa hóa 35% thì phần lớn đều tỏ ý nghi ngờ.

Không chỉ giày dép hay may mặc, Việt Nam hiện có một hệ sinh thái sản xuất xe 2 bánh được đánh giá đạt chất lượng hàng đầu thế giới, sánh ngang với Indonesia và Thái Lan, thay vì chỉ tập trung vào giá rẻ với chất lượng trung bình, kém. Đây là cơ hội để một thương hiệu Việt bắt tay với các doanh nghiệp nội địa cùng nhau phát triển, trước khi các công ty nước ngoài có cơ hội chiếm lĩnh cả thị trường xe điện giống như xe máy chạy xăng hiện nay.

Dù vậy, Biti’s và PEGA đều cần rất nhiều thời gian để có được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Trong xu thế “Người Việt dùng hàng Việt”, trách nhiệm tiên phong phải là của doanh nghiệp để phục vụ người tiêu dùng ngày càng có hiểu biết và thông minh hơn.

A.D

Cùng chuyên mục
XEM