Sau 70 tuổi, không phải con cái hay tiền bạc, đây mới thực sự là điểm tựa tuổi già, càng nhiều càng hạnh phúc

04/01/2024 08:50 AM | Sống

Thực tế, ai cũng có trong tay 2 yếu tố này để làm điểm tựa năm cuối đời. Tuy nhiên, ít người biết tận dụng và “nuôi dưỡng” nó.

Vào những buổi bình minh của cuộc đời, chúng ta khao khát khám phá thế giới, mơ ước giàu sang. Và trong suốt quãng thời xuân xanh cho đến khi trung niên, chúng ta nỗ lực để đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên, khi bước sang tuổi xế chiều, khi mọi ham muốn và bận rộn dần tan biến, chúng ta bắt đầu đi tìm điểm tựa năm cuối đời.

Có người nói tuổi già là mùa đông của cuộc đời, mùa của sự cô đơn và hiu quạnh. Nhưng nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy rằng tuổi già thực ra là sự khởi đầu của một mùa xuân khác. Mùa xuân này không còn những trách nhiệm nặng nề hay những cạnh tranh không ngừng nghỉ. Đó là thời điểm để bạn khám phá sâu bên trong con người mình.

Vậy chính xác điều gì cho phép chúng ta cảm nhận được sự ấm áp và hạnh phúc của cuộc sống những năm cuối đời?

Đó thực ra là 2 yếu tố này

1. Tinh thần lạc quan

Khi bước vào những năm tháng chạng vạng của cuộc đời, sự giàu có và hỗ trợ của gia đình dường như trở nên ít quan trọng hơn. Điều thực sự cần thiết với bạn lúc này là thế giới nội tâm và thái độ sống. Tinh thần - một từ tưởng chừng đơn giản nhưng đã được chứng minh sức mạnh vô song bằng những nghiên cứu khoa học.

Sau 70 tuổi, không phải con cái hay tiền bạc, đây mới thực sự là điểm tựa tuổi già, càng nhiều càng hạnh phúc- Ảnh 1.

Duy trì thái độ sống tích cực là chìa khoá dẫn đến hạnh phúc về già. Nghiên cứu xuất bản trên Tạp chí Hiệu hội Lão khoa Mỹ cho thấy người lạc quan có thể sống lâu, cơ hội thọ hơn 90 tuổi cao hơn.

Tất nhiên, đây không phải là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa sống thọ và tinh thần lạc quan. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy cả nam giới và phụ nữ có mức độ lạc quan cao thường sống lâu hơn 11% đến 15% so với những người ít suy nghĩ tích cực. Trên thực tế, những người lạc quan có thể sống đến 85 tuổi hoặc hơn.

Theo các chuyên gia, tinh thần tích cực không đồng nghĩa với phớt lờ các tác nhân gây căng thẳng trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi điều tiêu cực xảy ra, những người lạc quan ít khi tự trách bản thân. Họ thường cho rằng trở ngại này chỉ ra tạm thời. Họ tin mình có quyền kiểm soát số phận, tạo ra những cơ hội tốt đẹp hơn trong tương lai.

Các nghiên cứu cho thấy sống lạc quan giúp cải thiện sức khỏe thể chất nói chung. Tinh thần tốt có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, thúc đẩy thói quen tập thể dục, cải thiện sức khỏe tim mạch, hệ thống miễn dịch, chức năng phổi và giảm nguy cơ tử vong.

Nhìn chung, tinh thần ở những năm tháng tuổi già có thể quyết định đến hạnh phúc của bạn. Duy trì thái độ lạc quan không chỉ giúp bạn đương đầu tốt với những thử thách trong cuộc sống mà còn khiến những năm cuối đời trở nên trọn vẹn và hạnh phúc hơn. Sức mạnh của tinh thần là vô hình nhưng tác dụng của nó rất rõ ràng. Bạn cũng hoàn toàn có thể thực hành và trải nghiệm trong cuộc sống của chính mình.

2. Sức khoẻ dồi dào

Khi bước sang tuổi xế chiều, sức khoẻ trở thành nền tảng để chúng ta tiếp tục tận hưởng cuộc sống. Ở tuổi này, sức khoẻ không chỉ phản ánh tình trạng thể chất mà còn là yếu tố quyết định hạnh phúc và chất lượng cuộc sống.

Vì vậy, việc quan tâm và duy trì sức khoẻ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Sức khoẻ tốt là nền tảng cho hạnh phúc khi về già. Theo năm tháng, cơ thể của chúng ta dần lão hoá. Lúc này thông qua chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp, bạn hoàn toàn có thể làm chậm quá trình lão hoá một cách hiệu quả và ngăn ngừa những bệnh của người cao tuổi.

Một chế độ ăn uống lành mạnh có nghĩa là một chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm trái cây, rau quả, ngũ cốc, thịt nạc và các sản phẩm từ bơ sư, đồng thời giảm lượng muối và đường nạp vào cơ thể.

Các bài tập phù hợp cho lứa tuổi này bao gồm đi bộ, yoga, Thái Cực Quyền… Những hoạt động này không chỉ giúp duy trì sức khoẻ cơ và xương mà còn tăng cường chức năng tim phổi.

Sau 70 tuổi, không phải con cái hay tiền bạc, đây mới thực sự là điểm tựa tuổi già, càng nhiều càng hạnh phúc- Ảnh 2.

Ngoài sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần cũng quan trọng không kém đối với người lớn tuổi. Khi về già, bạn thường phải đối mặt với những thách thức về sự cô đơn, lãng quên. Điều này có thể dẫn đến trầm cảm lo âu.

Để tránh rơi vào trạng thái này, việc duy trì các hoạt động xã hội với bạn bè và cộng động là điều cần thiết. Phát triển một số sở thích như làm vườn, vẽ tranh, đan móc cũng giúp bạn giảm căng thẳng và cải thiện sức khoẻ tinh thần.

Bằng cách chú ý đến sức khoẻ thể chất và tinh thần, bạn có thể tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn, hạnh phúc. Sức khoẻ không chỉ là sự tiếp nối sự sống mà còn là yếu tố đảm bảo cho một cuộc sống chất lượng cao.

Vậy nên ở những năm cuối đời, điều bạn có thể dựa vào không phải là tiền bạc hay con cái mà là tinh thần lạc quan và sức khoẻ dồi dào. Hai yếu tố này trở thành chìa khóa dẫn đến hạnh phúc của chúng ta trong cuộc sống sau này.

Theo Đinh Anh

Cùng chuyên mục
XEM