Sau 60 tuổi, tập thể dục hàng ngày và thỉnh thoảng mới tập, kiểu nào tốt hơn? Bác sĩ trả lời khiến nhiều người thay đổi suy nghĩ

16/01/2025 21:00 PM | Sống

Đáp án của chuyên gia đã làm nhiều người phải bất ngờ.

Cụ ông Ngô và cụ ông Tôn (Trung Quốc) đều đã ngoài 60 tuổi. Cụ Ngô nổi tiếng là người sống kỷ luật, ngày nào cũng dậy sớm để chạy bộ, tập thể dục mà không hề ngại mưa gió. Nhìn cụ, ai nấy đều nghĩ rằng chắc chắn sức khỏe của cụ ngày càng tốt hơn.

Trái lại, cụ Tôn có lối sống khác biệt hẳn. Ông ít khi ra ngoài vận động, phần lớn thời gian dành để ngồi nhà xem tivi hay thưởng trà. Thấy vậy, nhiều người không khỏi lo lắng và thầm nghĩ liệu cụ có quá lười vận động hay không.

Thế nhưng, qua thời gian, kết quả lại khiến mọi người ngạc nhiên. Cụ Ngô bắt đầu thường xuyên phàn nàn về tình trạng đau đầu gối, mỏi lưng và sức khỏe dường như có dấu hiệu sa sút. Trong khi đó, cụ Tôn lại giữ được thần thái vui vẻ, sắc diện hồng hào, thỉnh thoảng khi đi dạo, tập thái cực quyền, cụ cười nói thoải mái và hứng khởi cùng bạn bè. Điều này khiến cụ Tôn trông có vẻ thoải mái và khỏe mạnh hơn hẳn cụ Ngô.

Vậy, tại sao người ngày ngày tập luyện như cụ Ngô lại không khỏe bằng người vận động ít như cụ Tôn? Nguyên nhân ở đây là gì?

Vấn đề tập luyện quá sức với người trung niên

Theo bác sĩ chỉ ra, cụ Ngô giữ thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày mà không ngơi nghỉ tuy tốt, nhưng cần chú ý tới vấn đề vận động quá sức hay không. Nếu tập luyện quá mức cần thiết và quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể, cụ sẽ dễ gặp chấn thương, ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Sau 60 tuổi, tập thể dục hàng ngày và thỉnh thoảng mới tập, kiểu nào tốt hơn? Bác sĩ trả lời khiến nhiều người thay đổi suy nghĩ- Ảnh 1.

Ở tuổi này, khả năng phục hồi của cơ thể giảm đáng kể so với khi còn trẻ. Nếu khi còn thanh xuân, chạy bộ 10 km hay tập gym đến mức đổ mồ hôi ướt áo, cơ thể chỉ cần vài ngày nghỉ ngơi là khỏe lại. Nhưng khi đã lớn tuổi, các cơ bắp và khớp không còn khả năng phục hồi nhanh chóng. Những tổn thương nhỏ tích tụ qua từng ngày sẽ trở thành vấn đề lớn, giống như món nợ khó trả, khiến cụ Ngô ngày càng kiệt sức.

Ngoài ra, hệ tim mạch và tuần hoàn máu của người lớn tuổi cũng yếu hơn, không thể chịu được cường độ vận động cao. Tập luyện quá sức khiến tim phải hoạt động như "động cơ quá tải", đẩy nhanh nhịp tim và tăng huyết áp. Điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, từ mệt mỏi kéo dài đến các bệnh lý tim mạch nghiêm trọng hơn.

Hơn nữa, việc tập luyện quá mức cũng làm tăng tốc độ lão hóa khớp và sụn. Khi già đi, lượng dịch khớp trong cơ thể giảm đi, khiến các khớp xương dễ bị tổn thương do ma sát. Cụ Ngô thường xuyên bị đau đầu gối và cứng lưng chính là biểu hiện rõ ràng của việc lạm dụng các khớp quá mức.

Không chỉ có vậy, áp lực tâm lý cũng là một hệ quả không nhỏ. Cụ Ngô đặt ra tiêu chuẩn khắt khe trong việc duy trì lịch tập luyện hàng ngày. Tuy nhiên, khi cơ thể dần không thể theo kịp, cụ cảm thấy thất vọng, lo âu, dẫn đến stress. Thay vì tận hưởng niềm vui từ việc vận động, cụ lại bị cuốn vào vòng xoáy căng thẳng, hoàn toàn đi ngược với mục đích ban đầu của việc tập thể dục.

Nên vận động vừa phải, lựa chọn bộ môn phù hợp với thể trạng

Trái với cụ Ngô, cụ Tôn không ép bản thân phải tập luyện hàng ngày. Ông chỉ vận động khi cảm thấy thoải mái, kết hợp những hoạt động nhẹ nhàng như đi dạo hoặc tập thái cực quyền. Chính cách tiếp cận này đã giúp cụ giữ được sức khỏe ổn định và tinh thần thoải mái, chuyên gia nhận định.

Điểm mạnh của việc vận động vừa phải là cơ thể có đủ thời gian phục hồi sau mỗi lần vận động. Các cơ bắp và khớp, sau khi được kích thích nhẹ nhàng, sẽ tự sửa chữa và phát triển khỏe mạnh hơn. Điều này giúp cụ Tôn duy trì một cơ thể dẻo dai mà không bị tổn thương tích tụ.

Sau 60 tuổi, tập thể dục hàng ngày và thỉnh thoảng mới tập, kiểu nào tốt hơn? Bác sĩ trả lời khiến nhiều người thay đổi suy nghĩ- Ảnh 2.

Hơn nữa, các hoạt động vừa sức không gây áp lực lớn lên hệ tim mạch. Trái lại, nó giúp cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe tim mạch một cách an toàn. Cách tập luyện nhẹ nhàng này không làm cụ Tôn kiệt sức mà còn mang lại lợi ích dài lâu.

Quan trọng hơn, cụ Tôn luôn giữ tâm trạng thư thái khi tập luyện. Không bị ám ảnh bởi các mục tiêu quá cao, ông coi vận động như một thú vui, một cách để tận hưởng cuộc sống. Tâm lý thoải mái này góp phần không nhỏ vào việc duy trì sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Những hiểu lầm thường gặp ở người lớn tuổi khi tập thể dục

Nhiều người cao tuổi, dù muốn duy trì sức khỏe, lại vô tình mắc phải những sai lầm phổ biến trong quá trình tập luyện. Dưới đây là ba sai lầm điển hình:

Tập thể dục quá sớm vào buổi sáng

Nhiều người tin rằng tập luyện vào sáng sớm là tốt nhất vì không khí trong lành. Tuy nhiên, vào thời điểm này, lượng oxy trong không khí thấp hơn, dễ gây khó thở và ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Thời điểm tốt nhất để vận động là sau khi mặt trời đã lên, khi cơ thể hoàn toàn tỉnh táo.

Không uống đủ nước khi vận động

Một số người lớn tuổi cho rằng không khát thì không cần uống nước. Thực tế, mất nước trong quá trình tập luyện có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chóng mặt. Việc uống nước đều đặn giúp cơ thể duy trì sự cân bằng và giảm nguy cơ kiệt sức.

Bỏ qua khởi động và giãn cơ

Không ít người nghĩ rằng các bài tập nhẹ như đi bộ không cần khởi động. Nhưng việc này dễ gây chấn thương, đặc biệt là ở cơ và khớp. Dành 10-15 phút để khởi động và giãn cơ sẽ giúp cơ thể thích nghi với vận động và giảm nguy cơ chấn thương.

Có thể thấy, vận động đúng cách quan trọng hơn nhiều so với việc tập luyện cường độ cao. Ở tuổi già, sức khỏe không phải nằm ở số lượng hay thời gian tập luyện, mà ở sự cân bằng giữa vận động và nghỉ ngơi. Tập luyện vừa sức, kết hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý, mới là chìa khóa để tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.

Thùy Linh (*Nguồn: Toutiao)

Theo Thuỳ Linh

Cùng chuyên mục
XEM