Sau 40 tuổi, mọi người đều phải chịu trách nhiệm cho tướng mạo mình: “Tướng tùy tâm sinh", xấu đẹp đều do mình, năm mới làm điều tốt ắt sẽ gặp phúc báo

02/02/2022 21:17 PM | Sống

Nhà văn Nhật Bản Souichi Otaku từng nói: "Bộ mặt của con người chính là một bản lý lịch".

Có một câu chuyện kể về một người thợ thủ công nổi tiếng với tay nghề chạm khắc điêu luyện. Rất nhiều người nghe danh đều đến tìm ông để đặt hàng hoặc mua đồ điêu khắc. Thế nhưng điều làm cho người thợ này trở nên đặc biệt và khác với những người còn lại chính là ông chỉ thích tạc tượng quái vật.

Một ngày nọ, khi nhìn vào gương, người thợ nhận ra rằng ngoại hình của mình đã trở nên thật xấu xí. Qua một hồi lâu nhìn kỹ, ông nhận ra không phải do sắc mặt thay đổi, mà là cả khuôn mặt đều trở nên hung ác, xấu xa và kỳ quái.

Sau 40 tuổi, mọi người đều phải chịu trách nhiệm cho tướng mạo mình: “Tướng tùy tâm sinh, xấu đẹp đều do mình, năm mới làm điều tốt ắt sẽ gặp phúc báo - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Sau đó, ông đến một ngôi chùa và nhờ xin sư trụ trì giúp đỡ, sư trụ trì lúc đó đã nói có thể giúp người thợ chữa trị, tuy nhiên, trước tiên ông phải giúp vị sư chạm khắc 100 bức tượng Phật Bà Quan Âm. Kết quả là, người thợ thủ công bắt đầu ngày đêm nghiên cứu về hình dáng, thần thái và cử chỉ nhằm nắm rõ được từng chỉ tiết nhỏ nhất của Phật Bà Quan Âm, thậm chí đôi khi còn đạt đến cảnh giới quên mình và hòa vào làm một với nhân vật.

Nửa năm sau, khi đã hoàn thành việc tạc tượng Phật Bà Quan Âm với hình tượng nhân hậu, từ bi và bao dung, ông lại vội vàng đến chùa tìm sư trụ trì xin thầy hãy giúp ông chữa bệnh.

Sư thầy không vội nói chuyện, từ phía sau lấy ra chiếc gương rồi cười nói: "Bệnh của thí chủ đã được chữa khỏi rồi". Lúc này người thợ điêu khắc mới nhận ra rằng vẻ ngoài của mình đã trở nên ngay thẳng, chính trực và trang nghiêm.

Một nhà tâm lý học đã từng nói rằng nếu một người không cười trong một thời gian dài, cơ bắp của họ sẽ bị teo đi, nếu thỉnh thoảng mỉm cười thì sẽ có cảm giác lạ lẫm thậm chí là bị giật mình.

Nếu một người nhiệt tình, lạc quan, luôn nở nụ cười, thì khi về già, đường nét trên khuôn mặt cũng mang theo cảm giác nhân ái, phúc hậu. Ngược lại, nếu một người không cười, suốt ngày ủ rũ, chán chường, nét mặt sẽ dần trở nên cứng nhắc, càng có tuổi thì tướng mạo của người đó sẽ càng trở nên kém thân thiện thậm chí có phần đáng sợ.

Sau 40 tuổi, mọi người đều phải chịu trách nhiệm cho tướng mạo mình: “Tướng tùy tâm sinh, xấu đẹp đều do mình, năm mới làm điều tốt ắt sẽ gặp phúc báo - Ảnh 2.

Trong tướng thuật, những trường hợp này còn được gọi là "tâm sinh tướng" hay "tướng do tâm sinh" với ngụ ý, một người có tâm tính, suy nghĩ, hành động, lời nói ra sao thì tướng mạo, ngoại hình sẽ thể hiện ra như thế.

Nhà văn Bi Shumin đã kể một câu chuyện như thế này, khi bà đến thăm một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Bác sĩ này luôn hỏi khách hàng của mình một câu trước khi thực hiện phẫu thuật. Nếu vị khách nào có câu trả lời không chính xác thì xin thứ lỗi, ca phẫu thuật đó sẽ không được thực hiện.

Sau khi nghe đến đây nữa nhà văn đã hỏi: Vậy câu hỏi đó là gì?

Vị bác sĩ trả lời: Hãy hình dung lòng mình như một vùng thung lũng, sau đó nói cho tôi biết, trong đó quang cảnh thế nào?

Có người nói trong thung lũng tràn ngập cây cối xanh tươi và những suối nước róc rách, có người nói trong thung lũng vang tiếng chim hót, muôn thú chan hòa sức sống; có người lại nói gió trong thung lũng đang rít gầm từng hồi, chẳng khác nào địa ngục;

Nhà văn Shumin cảm thấy rất bối rối, vấn đề này dường như không liên quan gì đến phẫu thuật thẩm mỹ. Bác sĩ từ tốn đáp: Vẻ đẹp có được nhờ phẫu thuật thẩm mỹ không phải là mãi mãi, cái "mỹ" chân chính trường tồn sinh ra từ trong tâm.

Tại sao người ta phẫu thuật thẩm mỹ? Xét cho cùng, tất cả chỉ là làm cho bản thân trông xinh đẹp hơn mà thôi. Nhưng dù bề ngoài có thu hút cỡ nào đi nữa, tính cách một người là rất khó thay đổi, và trải qua theo năm tháng thăng trầm, nó hình thành nên giá trị của một người. Giống như một chiếc quần bó có kiểu dáng giống nhau, mặc trên những người khác nhau, sẽ hiển hiện lên những hình ảnh, đường nét khác nhau.

Người ta thường ví thế này, thời gian chính là thước đo vẻ đẹp hữu hiệu nhất. Sự buồn phiền, chán nản kéo dài tạo ra những nếp nhăn. Trong khi niềm hạnh phúc, lạc quan sẽ làm gương mặt bạn bừng sáng.

Nếu bạn muốn có một khuôn mặt rạng rỡ, phúc hậu, thì tâm trạng của bạn phải tươi sáng. Thời gian sẽ cuốn trôi tác dụng của phẫu thuật thẩm mỹ, và chỉ có trái tim trong sáng mới có thể nuôi dưỡng vẻ đẹp bên ngoài dài lâu.

Sau 40 tuổi, mọi người đều phải chịu trách nhiệm cho tướng mạo mình: “Tướng tùy tâm sinh, xấu đẹp đều do mình, năm mới làm điều tốt ắt sẽ gặp phúc báo - Ảnh 3.

Ảnh: Internet

Audrey Hepburn là một biểu tượng cho vẻ đẹp nữ thần trường tồn qua nhiều thế hệ. Tác giả kiêm người dẫn chương trình truyền hình người Mỹ, Sam Levinson đã viết tặng bà một bài thơ ngắn có tên "Bí mật sắc đẹp vượt thời gian":

Muốn có một đôi môi đẹp, hãy luôn nói những lời tử tế.

Muốn có một đôi mắt đáng yêu, hãy nhìn vào ưu điểm của người khác.

Muốn có một thân hình mảnh mai, hãy chia sẻ đồ ăn với những người đang đói.

Muốn có mái tóc đẹp, hãy để trẻ vuốt tóc bạn hàng ngày.

Muốn có sự đĩnh đạc, hãy bước đi với hành trang kiến ​​thức.

Con người, hơn tất cả, cần được sửa chữa, đổi mới, hồi sinh và cứu chuộc; đừng bao giờ bỏ rơi bất cứ ai. Hãy nhớ rằng, nếu bạn cần một bàn tay giúp đỡ, bạn sẽ tìm thấy một bàn tay khác trong vòng tay của chính mình.

Sau 40 tuổi, mọi người đều phải chịu trách nhiệm cho tướng mạo mình: “Tướng tùy tâm sinh, xấu đẹp đều do mình, năm mới làm điều tốt ắt sẽ gặp phúc báo - Ảnh 4.

Ảnh: bazaarvietnam.vn

Audrey Hepburn từng nói: "Khi lớn hơn, bạn sẽ phát hiện ra rằng bạn có hai bàn tay, một tay để giúp đỡ bản thân, tay kia để giúp đỡ người khác."

"Vẻ đẹp của một người phụ nữ không nằm ở trang phục cô ấy mặc, cách cô ấy đi đứng, hay cách cô ấy chải chuốt tóc tai. Vẻ đẹp của một người phụ nữ nằm ở đôi mắt. Chính là cánh cửa sổ mở vào trái tim nơi tình yêu ngự trị. Vẻ đẹp chân thực của người phụ nữ đến từ tâm hồn của cô. Sự bao dung, tình yêu và lòng hiến dâng của cô ấy sẽ mang lại một vẻ đẹp ngày càng hoàn mỹ với thời gian."

Bài thơ trên có thể coi là bức tranh khắc họa về cuộc đời của Hepburn. Tuy nhiên, liệu người phụ nữ ấy có thực sự xinh đẹp?

Ngay cả bản thân Hepburn cũng cảm thấy gò má mình quá vuông và sống mũi quá nhọn, khi ngẩng đầu lên thì lỗ mũi có vẻ to nên bà thường hơi cúi đầu xuống khi chụp ảnh. Phần tóc trên trán của bà rất mỏng và cần làm dày thêm khi tạo kiểu. Lông mày quá rậm, so với phần trên của cơ thể thì đôi chân không thon gọn chút nào vì bà đã từng múa ba lê nhiều năm, thân hình quá gầy và khuôn ngực không đầy đặn ...

Khi Hepburn còn trẻ, người ta ngưỡng mộ vẻ đẹp của bà vì nó toát ra từ tính cách độc lập cùng tinh thần cầu tiến, luôn tự hoàn thiện bản thân. Đó là vẻ đẹp một cô gái nhỏ bé bước ra từ sự tàn khốc của Thế chiến thứ hai. Còn trong những năm tháng sau này của bà, đó là vẻ đẹp sinh ra từ lòng nhân hậu, sự tử tế và tình yêu của một người phụ nữ.

Từng trải nghiệm qua cảnh chết đói dưới khói lửa của Thế chiến thứ hai khi còn là một đứa trẻ, Hepburn đã không ngần ngại cống hiến hết mình cho các hoạt động phúc lợi công cộng trong những năm cuối đời.

Sau 40 tuổi, mọi người đều phải chịu trách nhiệm cho tướng mạo mình: “Tướng tùy tâm sinh, xấu đẹp đều do mình, năm mới làm điều tốt ắt sẽ gặp phúc báo - Ảnh 5.

Ảnh: Internet

Vào thời điểm bà hấp hối, con trai cả Sean hỏi bà còn điều gì muốn giãi bày không, và câu trả lời của bà là: "Không, tôi không hối hận, ... Tôi chỉ không hiểu tại sao lại có nhiều trẻ em phải chịu đựng, khổ sở như vậy."

Có lẽ vì thế, Hepburn luôn xinh đẹp, một sắc đẹp không chỉ không héo tàn mà ngày càng rực rỡ theo thời gian, vượt thời gian.

Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đã từng nói thế này: Khi một người bước qua tuổi 40, anh ta phải chịu trách nhiệm cho vẻ ngoài của chính mình. Ngoại hình của chúng ta có thể được chia thành hai loại. Một là ngoại hình vật chất (những đường nét, hình dáng mà ta nhìn thấy) và hai là ngoại hình tinh thần hay còn có thể coi là khí chất.

Sau 40 tuổi, mọi người đều phải chịu trách nhiệm cho tướng mạo mình: “Tướng tùy tâm sinh, xấu đẹp đều do mình, năm mới làm điều tốt ắt sẽ gặp phúc báo - Ảnh 6.

Ảnh: Internet

Trước 40 tuổi, tướng mạo của bạn chủ yếu phụ thuộc vào cha mẹ bởi gen của họ quyết định ngoại hình của bạn, đồng thời lời nói và việc làm mà họ dạy cho bạn là yếu tố quy định thứ gọi là phong thái, khí chất.

Người xưa thường quan niệm, sau tuổi 40, tướng mạo của một người như thế nào phụ thuộc vào cách người đó trau dồi nội tâm của mình trong suốt những năm tháng sống tự lập. Bước sang tuổi 40, bạn phải có phong thái và cách nhìn phù hợp với tuổi tác, bản sắc và địa vị xã hội của mình.

Nhà văn Nhật Bản Soichi Otaku đã từng nói: "Bộ mặt của một người chính là bản lý lịch". Phẩm chất và sự tu dưỡng bên trong quyết định hình ảnh và phong cách bên ngoài của bạn. Câu này không sai chút nào. Những điều bạn đã nói và đã làm trong nửa đầu cuộc đời, những kiến ​​thức bạn học được và những kinh nghiệm bạn trải qua, tất cả đều vô hình trung làm thay đổi diện mạo của bạn trong nửa sau cuộc đời.

Nếu bạn đối xử với người khác bằng thái độ hằn học trong nửa đầu cuộc đời, thì nửa sau cuộc đời bạn sẽ nhận lại "phần thưởng" là sự xấu xa. Thế nhưng, nếu bạn luôn có niềm vui và lòng trắc ẩn, thì cuộc sống thoải mái chắc chắn sẽ ở bên bạn.

Dù có làm gì đi chăng nữa, sau cùng, đừng để ngoại hình sau tuổi 40 của mình trở nên quá "xấu xí".

(Theo Aboluowang)

Theo Ánh Lê

Cùng chuyên mục
XEM