Samsung ra mắt QLED TV 49 inch bao trọn sân chơi đang trên đà tăng trưởng mạnh
Nếu không có đột phá trên thị trường thì QLED TV sẽ chiếm lĩnh thị trường TV 48-49-50 inch trong năm nay.
Cách đây 5 năm, khi còn là một sinh viên mới ra trường, tôi đã dành dụm số tiền có được trong suốt nhiều tháng để mua một chiếc TV 40 inch Full HD khoảng 16 triệu đồng đặt tại phòng khách gia đình. Sau nhiều năm trải nghiệm với khổ màn hình cỡ nhỏ đến phát chán này, tôi đã quyết định dành dụm một khoản nho nhỏ để chuẩn bị cho chiếc TV QLED Q7 49 inch sắp có mặt trên thị trường.
Tại sao lại là 49 inch?
Tôi đã từng có những khoảng thời gian khác nhau sống và làm việc tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Để tìm được một căn hộ với diện tích trung bình là một điều khó khăn, trong khi những căn hộ lớn trên 150m2 thì lại thừa thãi nhưng điều kiện kinh tế thì không cho phép đại bộ phận người dân, trong đó có tôi, sở hữu chúng. Thế nhưng diện tích căn hộ thì liên quan gì đến kích cỡ TV?
Tương quan giữa kích cỡ TV và vị trí trải nghiệm là rất quan trọng để bạn có thể thưởng thức trọn vẹn những khung hình và cũng là để bảo vệ cho đôi mắt của các thành viên trong gia đình khi theo dõi các nội dung trên màn hình hiển thị.
Ở những căn hộ từ nhỏ đến trung bình thì diện tích phòng khách, phòng ngủ và bếp chỉ khoảng từ 10 - 25m2. Trong mọi thiết kế nội thất thì khoảng cách từ vị trí của người xem đến TV thường nằm trong khoảng 2,5 - 5m. Đó chính là lý do để một chiếc TV 49 inch trở nên vô cùng phù hợp để có mặt tại phòng khách, phòng ngủ và bếp của mọi gia đình.
Ngoài ra nếu so sánh với những chiếc TV 55 inch cao cấp thì TV 49 inch cùng đời lại có giá khá mềm phù hợp với túi tiền của tầng lớp trung lưu.
Cũng theo những phân tích tổng hợp trên thị trường TV, các màn hình cỡ nhỏ từ 40 inch trở xuống đã dần thoái lui, trong khi những màn hình khổ lớn đang chiếm ưu thế đặc biệt là TV 49 inch. Số liệu từ năm 2015 và những dự đoán trong năm 2017 chỉ ra rằng riêng TV 49 inch sẽ tăng từ 18,35% thị phần TV tại Việt Nam lên 25% tức là ¼ thị trường đầy màu mỡ này. Và một điều thật đáng ngạc nhiên là Samsung đang chiếm lĩnh 50% thị phần của cỡ TV này. Vậy là Samsung đã đón đầu người dùng bằng những dự đoán thị trường vô cùng chính xác. Nhu cầu của người tiêu dùng trong phân khúc này là rất lớn.
Tại sao lại là QLED?
Nếu xét trong cùng một phân khúc, QLED TV của Samsung là chiếc TV đời mới nhất, chất lượng tốt nhất và nhiều tính năng mới nhất. Tôi sẽ chẳng dại dột gì mà mua lấy một chiếc TV LCD LED đời cũ để rồi sẽ phải hối hận sau 1-2 năm tới khi không bắt kịp được những nội dung số cao cấp. Khi mà OLED không tồn tại ở phân khúc này, QLED nghiễm nhiên trở thành vị vua không đối thủ về chất lượng cũng như thiết kế.
Là một người đam mê bộ môn nhiếp ảnh, tôi luôn mong muốn những bức ảnh của mình khi được xem lại trên TV cần được diễn tả chân thực nhất. Với khả năng thể hiện dải màu 100% DCI-P3 của QLED thì tôi không còn phải lo lắng điều gì nữa.
Trong những lúc nghỉ ngơi, chơi game trên PS4 và XBOX One hay đơn giản là xem một bộ film yêu thích trên Netfilx thì chuẩn HDR giúp tôi có những khung hình có chiều sâu hơn. Cảm xúc khi chơi những trò có nhiều góc tối u ám hay những cảnh quay hoành tráng trở nên thật hơn. Thêm nữa là khả năng “thiên biến vạn hóa” ánh sáng của tấm nền có độ sáng cao, nên cho dù vào một sáng Chủ Nhật đầy nắng, tôi cũng không phải kéo rèm lại để che bớt ánh sáng tự nhiên bên ngoài cửa sổ.
Trên tất cả đó là sự đơn giản của chiếc TV. Thông thường khi cắm những thiết bị chơi games hay dây mạng, tất cả đều rất rối rắm ở ngay phía dưới chân TV, nhìn rất mất thẩm mỹ nhưng nhờ có thiết kế tối giản của QLED, sẽ chẳng bao giờ tôi phải mất thời gian đi dây, hay bó chúng lại thành một cục phiền phức và xấu xí.
Tóm lại, nếu bạn cũng như tôi, đang cần một chiếc TV không quá nhỏ, cũng không quá lớn, kích cỡ vừa vặn cho căn phòng trong nhà, TV QLED 49 inch sẽ là lựa chọn hợp lý nhất trong tầm giá, vừa mang lại chất lượng hiển thị xuất sắc, lại đầy chất thẩm mỹ.