Rà soát thông tin giấy tờ tùy thân, cập nhật sinh trắc học tránh gián đoạn giao dịch trực tuyến
Thực hiện theo quy định của NHNN, nhiều ngân hàng và ứng dụng tài chính số đã phát đi thông báo đến khách hàng về việc rà soát giấy tờ tùy thân, đồng thời khẩn trương cập nhật thông tin sinh trắc học để tránh gián đoạn giao dịch trực tuyến.
Theo quy định tại Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ ngày 1/1/2025, chủ tài khoản thanh toán/chủ thẻ ngân hàng sẽ không thể thực hiện thực hiện các giao dịch trực tuyến (rút tiền, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền…) và giao dịch chuyển/rút tiền tại ATM nếu chưa hoàn tất đối chiếu giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học. Đây được coi là bước đi mạnh mẽ và quyết liệt của NHNN trong việc tăng cường đảm bảo an toàn bảo mật trong thanh toán trực tuyến, từ đó tạo dựng môi trường lành mạnh giúp thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt vốn đang phát triển sâu rộng và bền vững.
Thực hiện theo quy định của NHNN, từ đầu tháng 10 đến nay, nhiều ngân hàng đã phát đi thông báo đến khách hàng về việc rà soát thông tin thời hạn giấy tờ tùy thân, đồng thời khẩn trương thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học để tránh gián đoạn giao dịch trực tuyến. Một số ứng dụng tài chính số, trong đó có Viettel Money, cũng có động thái tương tự.
Được biết, một số giao dịch yêu cầu nhận diện khuôn mặt trên Viettel Money hiện nay bao gồm:
- Giao dịch lần đầu qua ứng dụng Viettel Money
- Chuyển đổi thiết bị sử dụng ứng dụng Viettel Money
- Giao dịch chuyển tiền với giá trị trên 10 triệu đồng/giao dịch hoặc trên 20 triệu/ngày (sau khi giao dịch được xác thực bằng sinh trắc học thành công, hạn mức tự động cộng dồn trở lại bằng 0)
- Giao dịch thanh toán với giá trị lên đến 100 triệu đồng và dưới 1,5 tỷ/ngày
Viettel Money trước đó cũng đã cung cấp hướng dẫn chi tiết giúp người dùng sớm dễ dàng bổ sung nhận diện khuôn mặt theo đúng Thông tư 18. Chỉ với 7 bước thao tác, khách hàng đã có thể thiết lập thành công nhận diện khuôn mặt để thuận tiện giao dịch trong tương lai.
https://viettelmoney.vn/huong-dan/cap-nhat-thong-tin-bao-mat/
“Khách hàng có thể lựa chọn cập nhật sinh trắc học tại hàng trăm nghìn điểm giao dịch khắp cả nước của Viettel hoặc thực hiện trên ứng dụng Viettel Money trước ngày 1/1/2025 để tránh tình trạng gián đoạn khi thực hiện giao dịch/thanh toán trực tuyến. Chỉ cần chuẩn bị Căn cước công dân gắn chip và thao tác đơn giản trên điện thoại, khách hàng đã có thể nhanh chóng hoàn thiện cập nhật sinh trắc học, giúp tăng cường bảo mật cho tài khoản trong các giao dịch tương lai”, đại diện Viettel Money nói.
Được biết, từ ngày 1/1/2025, khách hàng chỉ được thực hiện rút tiền và giao dịch thanh toán qua phương tiện điện tử nếu đã hoàn tất đối chiếu giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học. Từ ngày 1/7/2025, tài khoản sẽ bị ngừng giao dịch khi căn cước công dân hết hạn.
Theo thống kê của NHNN, hiện đã có khoảng 38 triệu lượt khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học thành công. Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, sau khi thực hiện xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50% so với trước đây. Số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo cũng giảm trên 70% so với trung bình 7 tháng năm 2024.
Viettel Money là hệ sinh thái tài chính số toàn dân do Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) làm chủ toàn trình. Đây là hệ sinh thái với đa dạng nguồn tiền, cho phép người dùng thực hiện mọi giao dịch từ chuyển, nạp, rút tiền, thanh toán hóa đơn điện, nước, Internet,... trực tuyến đến các dịch vụ về tài chính như bảo hiểm, tiết kiệm, vay một cách nhanh chóng, dễ dàng chỉ với số điện thoại. Sử dụng được mọi lúc, mọi nơi, trên nhiều thiết bị mà chưa cần có tài khoản ngân hàng hay kết nối Internet - Viettel Money hướng tới phổ cập tài chính số, thanh toán số , kiến tạo cuộc sống mới với sứ mệnh: “Ở đâu có sóng viễn thông, ở đó có hạ tầng và dịch vụ số”. Tính đến nay, Viettel Money đã có hơn 25 triệu khách hàng và Mobile Money đạt 7 triệu thuê bao, chiếm top 1 thị phần khách hàng Mobile Money toàn quốc, trong đó 74% người dùng sinh sống ở nông thôn, vùng sâu vùng xa.