[Quy tắc đầu tư vàng] James Simons –Từ thiên tài toán học trở thành tỉ phú đầu tư nổi tiếng nhất phố Wall có tỷ suất lợi nhuận đến Soros, Buffett cũng phải dè chừng
Thật đáng kinh ngạc khi chứng kiến một nhà toán học nổi tiếng lại chuyển hướng và đạt được những thành tựu lớn như vậy trong ngành tài chính..
James Harris Simons (sinh ngày 25 tháng 4 năm 1938) là một nhà toán học người Mỹ, nhà quản lý quỹ phòng hộ tỷ phú và nhà từ thiện. Sinh trưởng trong một gia đình gốc Do Thái, Simons khởi nghiệp bằng con đường học thuật, khi theo đuổi Toán học ở bậc đại học và nhận bằng Tiến sĩ cũng với ngành Toán.
Sau khi tốt nghiệp, ông có nhiều năm giảng dạy bộ môn Toán học tại Đại học Massachusetts và Harvard. Năm 1964, ông tham gia cộng tác tại Viện Phân tích Quốc phòng (Institute for Defense Analyses), công việc chính phân tích dữ liệu và giúp giải mã truy lùng các mối đe dọa quân sự tiềm năng cho Cục An ninh Quốc gia (National Security Agency). Năm 1976, ông thắng Oswald Veblen Prize, giải thưởng danh giá nhất về lĩnh vực hình học của Hiệp hội Toán học Mỹ.
Ông cũng từng giành giải Oswald Veblen của Hiệp hội toán học Mỹ. Nhưng chỉ 2 năm sau, vào năm 1978, ông rời bỏ con đường học thuật và bắt đầu công việc đầu tư, với nhiều ứng dụng từ chính những nghiên cứu toán học trước đây của mình.
"Thật đáng kinh ngạc khi chứng kiến một nhà toán học nổi tiếng lại chuyển hướng và đạt được những thành tựu lớn như vậy trong ngành tài chính", giáo sư Edward Witten tại Viện nghiên cứu nâng cao Princeton, một cộng sự trong khoa học của Simons đã từng nhận xét.
Năm 1982, Simons thành lập Renaissance Technologies, một quỹ đầu tư khởi nguồn tại New York và quản lý nguồn vốn khổng lồ vào thời điểm đó, trên 20 tỷ USD. Ngày nay, ở độ tuổi 71, ông vẫn là CEO của hãng, và đây vẫn là quỹ đầu tư đa quốc gia thành công bậc nhất trên thế giới.
Trong năm 2008, khi thị trường tài chính thế giới lâm vào khủng hoảng và phần lớn quỹ đầu tư lớn thua lỗ, quỹ đầu tư Renaissance Technologies của ông vẫn thu thêm về 2,5 tỷ USD lợi nhuận. Trước đó, năm 2007 là 2,8 tỷ USD. Với tổng tài sản cá nhân hiện tại vào khoảng 5,5 tỷ USD, vị tỷ phú này được tạp chí Forbes xếp hạng giàu thứ 55 tại Mỹ. Năm 2006, ông được tạp chí Time bình chọn là tỷ phú thông thái nhất thế giới.
Tính tới hiện tại, quỹ đầu cơ của ông đã đạt lợi nhuận đạt được gần 60 tỷ USD trong vòng 30 năm. Theo thống kê gần nhất, tổng lợi nhuận của quỹ mang lại còn cao hơn so với các quỹ đầu tư của những tỷ phú nổi tiếng như George Soros hay Ray Dalio, Warren Buffett dù quản lý khối tài sản ít hơn và thời gian đầu tư cũng ngắn hơn.
Trong gần 30 mươi năm điều hành quỹ đầu tư, Simons sử dụng các thuật toán để phân tích các thị trường giao dịch, trong đó nhiều phần được làm tự động. Renaissance của ông chuyên sử dụng các mô hình toán học để dự báo giá cổ phiếu trên các thị trường khắp thế giới.
Hãng quản lý quỹ này cũng có bộ máy nhân sự khác biệt so với tất cả quỹ đầu cơ khác trên thế giới, bởi nó bao gồm tập hợp các nhà khoa học và chuyên gia nghiên cứu, đặc biệt là toán học.
Simons đề ra tiêu chí để tuyển dụng là những người có năng lực đã được thừa nhận về nghiên cứu khoa học, để thực hiện các mô hình toán học về những thị trường mà quỹ đầu tư. Rất nhiều nhân sự của hãng này bước thẳng từ phòng nghiên cứu của các hãng công nghệ như IBM hay Bell sang quỹ, mà chưa hề có kinh nghiệm về thị trường tài chính. Và kết quả, như đã được thực tế chứng minh, và như chính ông chủ quỹ Simons nhận xét là hơn cả mong đợi.
Simons cũng là một nhà hoạt động xã hội tích cực. Ông và vợ thành lập Quỹ Paul Simons, một tổ chức từ thiện chuyên hỗ trợ các dự án giáo dục, y tế, đặc biệt là bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ, và nghiên cứu khoa học. Ông cũng có nhiều hoạt động từ thiện khác trên danh nghĩa 2 người con trai quá cố của mình. Tính đến nay Simons đã chi hàng chục triệu USD cho các hoạt động từ thiện và dự kiến dành thêm 200 triệu USD trong các năm tới.
Bí quyết thành công của Quỹ Renaissance đã khiến rất nhiều nhà đầu tư tò mò, tuy vậy ông hiếm khi tiết lộ thông tin với báo giới và những nhân viên được lệnh cấm thảo luận về hệ thống làm việc tối mật trong công ty. Gần đây nhất trong một bài phỏng vấn với Forbes, mặc dù không tiết lộ nhiều về hệ thống riêng của ông nhưng Simons cũng đã mở rộng lòng chia sẻ một số kinh nghiệm đầu tư cho những nhà đầu tư mới:
1. Cố gắng xây dựng một hệ thống giao dịch phù hợp với phong cách của bản thân. Một hệ thống giao dịch phù hợp chính là biên bản thỏa thuận được kí kết giữa nhà đầu tư và thị trường.
2. Một cổ phiếu khi đã thực sự bước vào sóng uptrend, nó sẽ tăng giá trong khoảng thời gian từ 2 tháng trở lên thậm chí tới 6-8 tháng, chính vì vậy nhà đầu tư không việc gì phải vội vàng nếu nó chỉ vừa mới tăng.
"Nhỡ nó tăng mất thì sao" là nỗi sợ của rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán. Lý do là họ chưa phân biệt được đâu là cổ phiếu tăng thực sự - đâu là cổ phiếu "ăn theo". Một cổ phiếu tăng thực sự chí ít sẽ tăng từ 2 - 6 tháng thậm chí dài hơn. Còn một nhịp tăng của cổ phiếu ăn theo thì chỉ tầm 2 - 3 tuần là kết thúc. Việc mua đúng cổ phiếu hàng đầu vào sóng tăng thì dù có mua muộn cũng lãi 20 - 30% là chuyện bình thường trên thị trường cổ phiếu.
3. Đừng quá tự tin
Qua những giao dịch, ông đã học được một điều trên thị trường, đó là đám đông điên loạn, thường sẽ phi lý trí và khi họ bị cảm xúc lấn át, đó là lúc họ luôn luôn phạm phải sai lầm.
Ông cũng nói rằng sự thông minh mà bạn có được nếu không rèn luyện học hỏi mà đem nó đi chiến đấu với thị trường ngay tức khắc vốn là một điều vô cùng sai lầm. Bạn quá tự tin khi vào lệnh, bạn đặt bạn vào rủi ro vì cái tôi của mình và chắc chắn bạn sẽ tiếp tục mất tiền. Đừng quá tự tin, hãy chăm chỉ học hỏi, rèn luyện ắt đầu tư sẽ có ngày thành công.
4. Mua tại lần điều chỉnh đầu tiên (first pullback) sau khi giá thiết lập đỉnh cao mới. Bán ngay sau lần hồi phục đầu tiên (first rally) sau khi giá tạo đáy mới.
5. Nếu thị trường đang mạnh lên hay yếu đi, nó phải được thể hiện đà ở ngày tiếp theo (ví dụ phải có ngày bùng nổ theo đà (follow through) sau phiên tăng giá mạnh).
6. Các khoảng trống (Gap) xuất hiện càng rộng (lớn), khả năng cao xu hướng sẽ tiếp diễn.
7. Khi thị trường giao dịch ở quay đỉnh hoặc đáy của ngày hôm trước là chỉ báo tốt cho thấy thị trường đang mạnh lên hay yếu đi.
8. Giao dịch cuối cùng thường nói cho chúng ta biết sự thật về xu hướng hiện tại. Dòng tiền "thông minh" thường ra tay vào giờ giao dịch cuối cùng. Khi thị trường vẫn còn đóng cửa tăng giá mạnh, xu hướng tăng sẽ còn tiếp diễn trong phiên tới. Khi xu hướng tăng giá kết thúc, nó thường đảo chiều vào buổi sáng và sau đó, giá đóng cửa cuối phiên sẽ giảm.
9. Khối lượng giao dịch lớn vào lúc đóng cửa hàm ý xu hướng sẽ tiếp tục vào buổi sáng tiếp theo hướng cửa nửa giờ giao dịch cuối cùng. Trong thị trường có xu hướng mạnh, hãy quan sát khả năng giá sẽ quay trở lại xu hướng chính ở giờ giao dịch cuối cùng.
10. Thế giới tài chính được tạo ra bởi hành vi con người. Không ai có thể biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Do đó nhà giao dịch thành công không phải là người dự đoán điều gì sắp diễn ra mà phải biết phản ứng như thế nào với mọi tình huống.