Quẳng suy nghĩ sai đi mà sống: Ai rồi cũng mắc phải 3 lỗi tư duy kinh điển này!

12/12/2017 13:58 PM | Sống

Bạn nghĩ mình khôn ngoan ư! Nghĩ lại đi.

Đã bao giờ bạn đưa ra một quyết định sai lầm mà khi nhìn lại cảm thấy "thốn đến tận rốn" chưa? Đã bao giờ, sau khi chia tay một ông sếp mệt mỏi, bạn thề rằng mình sẽ không bao giờ đi làm thuê, nhưng đầu tháng sau lại tiếp tục đi rải hồ sơ? Đã bao giờ bạn nghi ngờ chính tâm trí của mình chưa?

Tất cả chúng ta đều hành xử cực kỳ cảm tính, theo như cuốn sách cùng tên của nhà Nobel Kinh Tế 2017 Richard Thaler, nhưng nghịch lý là thiên hạ, ai cũng thích ảo tưởng rằng mình là người có lý trí.

Quẳng suy nghĩ sai đi mà sống: Ai rồi cũng mắc phải 3 lỗi tư duy kinh điển này! - Ảnh 1.

Khái niệm "thiên kiến nhận thức" được giới thiệu bởi hai nhà tâm lý học, Amos Tversky và Daniel Kahneman năm 1972. Đây là những lỗi tư duy mang tính hệ thống, làm sai lệch những phán đoán và kéo theo là các quyết định của chúng ta. Có tất cả 106 lỗi nhận thức liên quan đến quyết định mà bạn hay gặp phải, kéo dài từ việc bạn mua hàng giá đắt cho đến sự thù ghét đối với mẹ chồng.

Tuy nhiên, bằng luyện tập, bạn có thể tránh những lỗi suy nghĩ mà đám đông thường mắc phải. Và khi tránh được bọn chúng, bạn có thể cải thiện những quyết định của mình, và từ đó: cải thiện cuộc sống và sự nghiệp.

Dưới đây là danh sách 3 lỗi tư duy kinh điển nhất. Câu hỏi là: Bạn có là nạn nhân của chúng không? Và nếu vậy, đây là cách vá lỗi.

1. Ảo tưởng rằng số mệnh đã bảo ta mua SH

Đã bao giờ bạn đang háo hức tậu một chiếc xe mới, SH chẳng hạn, và đột nhiên bạn thấy sao ngoài đường ai ai cũng đi SH vậy. Phải chăng ông trời muốn mình phải mua con xe này sao?

Lối suy nghĩ được gọi là thiên kiến "chú ý". Đây là cụm từ khoa học để diễn đạt ý tưởng rằng đời bạn là kết quả của những suy nghĩ diễn ra trong không đầu – không phải những sự kiện "xảy đến" với bạn.

Trong ví dụ trên, bởi vì trong đầu đang ám ảnh với con xe SH, nên nhận thức của bạn "đột nhiên" gạt đi tất cả các dòng xe khác và khiến bạn chỉ "thấy" được chiếc xe yêu thích của mình đang xuất hiện đầy trên đường. Muốn thay đổi thực tại ư? Hãy thử chuyển sang mua một chiếc Lead, và bạn sẽ lại thấy nhà nhà đi Lead.

Hay nếu bạn đang có những suy nghĩ tiêu cực, đột nhiên bạn sẽ thấy cả thế giới dường như quay lưng lại với mình. Đó chính là thiên kiến "chú ý". Vì bạn đang không vui, nên tâm trí của bạn chỉ "bắt sóng" với những tiêu cực xảy ra trong ngày.

Làm sao để cứu mình

Hãy thật cẩn trọng với những gì bạn tiếp xúc hàng ngày: những người trong cuộc đời bạn, những cuộc trò chuyện mà bạn có, những bài nhạc mà bạn hay nghe, những cuốn sách bạn hay đọc, những bộ phim bạn hay xem.

HIểu rằng mọi thứ, dù lớn lao hay nhỏ nhặt, đều có thể ảnh hưởng lên bạn. Bạn không thể chống cự lại được đâu. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát với những gì bạn tiếp xúc.

Có phải bạn có đang chú ý đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống? Vậy, bạn sẽ thấy cuộc đời thật đẹp. Có phải bạn chỉ tập trung đến những mảng đen của xã hội? Vậy, bạn biết câu trả lời rồi đấy.

2. Ảo tưởng rằng “mình chắc chắn đúng, sếp chắc chắn sai”

Ê, nếu nghĩ rằng tâm trí là người bạn thân của mình, thì bạn sai quá rồi. Bằng chứng nằm ở một lỗi nhận thức vô cùng nổi tiếng, thiên kiến xác nhận.

Nó giải thích tại sao chúng ta lúc nào cũng cảm thấy mình luôn "đúng". Nếu bạn tin vào một thứ gì đó, bạn sẽ nỗ lực để đi tìm thông tin, manh mối và dấu hiệu để chứng minh mình đúng. Nói cách, bạn sẽ làm mọi thứ có thể để khẳng định rằng "tao không sai".

Quẳng suy nghĩ sai đi mà sống: Ai rồi cũng mắc phải 3 lỗi tư duy kinh điển này! - Ảnh 2.

Nếu bạn là một fan cuồng của Chipu, bạn sẽ "tự động" tìm đọc các bài báo ngợi khen cô nàng, và không thèm ấn vào các bài viết chê Chipu hát dở. Nếu bạn cho rằng gấu luôn đi muộn, bạn sẽ "tự động" nhớ lại những bằng chứng về các lần gấu khiến bạn ngồi chờ phát chết, và tất nhiên bỏ qua mọi lần nàng đúng giờ.

Các nhà khoa học cũng mắc phải lỗi tư duy này. Họ khét tiếng trong việc tìm các bằng chứng cho những định kiến của mình. Bạn thấy chưa? Không ai là hoàn hảo cả.

Làm sao để cứu mình

Tránh đưa ra các quyết định dựa trên niềm tin, logic hiển nhiên, và thậm chí cả khoa học.

Thường xuyên chơi với những đứa có quan điểm dị biệt một chút để môi trường suy nghĩ của bạn không chỉ bị bao quanh bởi toàn những đứa giống mình.

Và quan trọng nhất là: Hãy khắc cốt ghi tâm rằng, bạn không thể tin tường những phán đoán của mình, bất kể bạn có giỏi đến cơ nào. Cứ giữ câu thần chú này đơn giản này trong đầu, bạn sẽ có thể ra những quyết định tốt hơn.

3. Ảo tưởng rằng thề sẽ "không bao giờ" làm điều này một lần nào nữa

Khi bạn trở về sau một chuyến du lịch mệt mỏi, bạn nói: "Tao sẽ không bao giờ đi chơi một lần nữa não!"

Khi tình yêu của bạn kết thúc trong đổ vỡ, bạn nói: "Không yêu đường gì nữa! Tôi sẽ không bao giờ bắt đầu một mối quan hệ mới!"

Khi bỏ việc, bạn nói: "Chị là chị không bao giờ đi làm thuê nữa đâu!"

Khi bạn mệt mỏi vì phải bon chay xe khách dịp cuối năm, bạn gào lên: "Mình sẽ không bao giờ về quê nữa cho coi!"

Tất nhiên, bạn sẽ lại đi chơi, lại yêu, lại trở về nhà và trong tương lai lại đi làm thuê cho một ông sếp điên khùng nào khác.

Làm sao để cứu mình

Vậy đấy, bạn không thể nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ làm một điều gì đó sau một trải nghiệm tồi tệ. Đây có lẽ là một trải nghiệm mà chúng ta đều quen thuộc và học được.

Nhưng vấn đề là chúng ta cứ ngoan cố nói những thứ ngu ngốc này và tiếp tục mắc bẫy tư duy. Đó là lý do tại sao chúng ta sợ đầu tư tiền của mình, đi khởi nghiệp, hay yêu một ai đó,...

Bạn không làm đời mình khá lên với kiểu tư duy này được đâu. Thực tế là, cả ba thiên kiến nhận thức này đều đang làm hại bạn đó.

Vậy tại sao chúng ta vẫn tiếp tục mắc sai lầm?

Có lẽ, bởi vì các giải pháp cho những lỗi tư duy này dường như nghe phổ bình thường, không-nói-cũng-biết quá. Chúng ta nghĩ mình thông minh tới chúng ta thậm chí cần nghĩ về nó nữa!

Và đó chính là điểm mấu chốt. Chúng ta KHÔNG lý trí. Đó là thứ bạn mới phải quên. Nếu không, những lỗi tư duy sẽ trở thành những lỗi cuộc đời.

Đó là lý do tại sao chúng ta phải thay đổi những sai lầm trong nhận thức này ngay khi còn có thể.

Ngọc Minh

Từ khóa:  lỗi tư duy
Cùng chuyên mục
XEM