"Phép thần kỳ" của Singapore: Vai trò độc tôn của Nhà nước và câu hỏi cho tương lai

24/03/2015 16:36 PM | Quản trị

Chỉ mất chưa đầy 40 năm để Singapore từ một vùng trũng của thế giới thứ 3, trở thành cường quốc giàu mạnh thuộc thế giới thứ nhất. Triết lý của Lý Quang Diệu đó là thay vì dựa vào một tập đoàn tư nhân lớn mạnh, Nhà nước sẽ đứng ra làm tất cả.

Thời điểm rời khỏi liên bang Malaysia, Singapore hoàn toàn mất phương hướng. Lãnh thổ chỉ rộng 700 km2 của đảo quốc này phải đối mặt rất nhiều thách thức: cả về quân sự lẫn kinh tế.

Mặc dù vậy, chỉ mất chưa đầy 40 năm để Singapore từ một vùng trũng của thế giới thứ 3, trở thành cường quốc giàu mạnh thuộc thế giới thứ nhất.

Singapore có vận may của riêng mình khi cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc nổ ra. Họ thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài và nhanh chóng trở thành một xưởng gia công lớn trong thập niên 80, 90.

Có rất nhiều quốc gia đã đi theo con đường này. Tuy nhiên, hầu hết đều thất bại khi thiếu đi một bước bứt phá, đủ lực đưa quốc gia cất cánh mà chỉ kẹt mãi ở phận gia công.

Vậy "phép thần kỳ" của Singapore thực ra là gì?

Câu trả lời đến từ vai trò cốt yếu của Nhà nước trong tất cả các lĩnh vực của Singapore. Lý Quang Diệu cho rằng, với một quốc gia nhỏ bé như Singapore, tìm kiếm một công ty tư nhân đủ lớn để đối đầu với các tập đoàn đa quốc gia là rất khó. Vì vậy, Nhà nước sẽ đứng ra làm tất cả.

Ngày nay, 80% dân số Singapore sống trong những căn hộ do Nhà nước xây dựng. Dù quá trình cổ phần hóa đã diễn ra, Nhà nước hiện vẫn chi phối gần như tất cả các DN lớn nhất tại đây.

Để phục vụ cho quá trình phát triển của Singapore, Đảng lãnh đạo đất nước này sẵn sàng gạt bỏ những "kẻ quá khích". Theo nhiều cách nói, đó có thể là sự độc tài, nhưng miễn là Singapore vẫn duy trì được tăng trưởng và ổn định, sẽ không có vấn đề nghiêm trọng nào xảy ra.

Áp dụng một mô hình rất thành công cho tới tận ngày nay, nhưng tương lai của Singapore sẽ ra sao?

Dưới đây là tập 3, cũng là tập cuối cùng trong loạt phim về "Lịch sử Singapore", do Discovery sản xuất nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập quốc gia này.

>> Lịch sử Singapore phần 1: Raffles - cha đẻ của đảo quốc Singapore với tầm nhìn quy hoạch dài tới 200 năm

>> Phần 2: Nước mắt Lý Quang Diệu: Ngày Singapore "buộc phải" trở thành một quốc gia

Hoàng Vân

Quốc Dũng

Cùng chuyên mục
XEM