Bê bối nói khoác về thực phẩm ở Nhật Bản

07/11/2013 17:01 PM | Quản trị

"Điều này là cực kỳ đáng tiếc vì nó xói mòn nghiêm trọng lòng tin của người tiêu dùng".

Các khách sạn, nhà hàng và cửa hàng thực phẩm Nhật hôm 6/11 đã bị cảnh báo về việc thiếu trung thực trong dán nhãn hàng hóa trong bối cảnh bê bối ngày càng mở rộng đe dọa hủy hoại danh tiếng sản phẩm an toàn và chất lượng cao của Nhật.

Chỉ thị trên được đưa ra khi các trung tâm mua sắm hàng đầu ở Nhật trở thành những hãng mới nhất thú nhận đã bán thực phẩm ghi sai nhãn mác, ghi các thành phần đắt tiền hoặc có chất lượng cao trong khi không phải như vậy.

"Điều này là cực kỳ đáng tiếc vì nó xói mòn nghiêm trọng lòng tin của người tiêu dùng", chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga cho biết như vậy tại một cuộc họp báo thường kỳ, đề cập tới bê bối đang lan rộng.

"Cơ quan phụ trách các vấn đề tiêu dùng sẽ có những hành động nghiêm khắc theo luật chống ghi sai nhãn mác", ông Suga nói.

Suga, cánh tay phải của Thủ tướng Shinzo Abe, phát biểu như vậy sau khi chuỗi trung tâm mua sắm sang trọng Takashimaya thú nhận từ nhiều năm qua rằng họ thường nói khoác về nguyên liệu sử dụng, ghi nhãn loại xịn nhưng thực chấp sử dụng nguyên liệu thấp cấp hơn.

Takashimaya khăng khăng cho rằng việc ghi sai nhãn mác chỉ là sai lầm về trung thực, bắt chước cách ứng xử của một loạt khách sạn đã từ lâu phục vụ các món ăn với các nguyên liệu cao cấp song thực sự không sử dụng nguyên liệu xịn.

"Cho dù lý do là gì thì sự thật là họ đã đánh lừa người tiêu dùng bằng những sản phẩm dường như sang hơn thực tế", báo Asahi Shimbun viết.

Một loạt chuỗi khách sạn lớn của Nhật, gồm cả Hankyu Hanshin - điều hành khách sạn Ritz-Carlton ở Osaka, đã thú nhận rằng nhà hàng của họ từ lâu đã ghi sai nhãn thực phẩm trên menu. Khách Ritz-Carlton Osaka thú nhận dùng loại tôm rẻ tiền trong khi menu ghi đó là loại tôm đắt tiền.

Tokyu Hotels, vận hành 45 khách sạn, hồi đầu tuần này thú nhận, 22 trong số các nhà hàng của họ và 7 cơ sở tổ chức tiệc của họ đã ghi sai nhãn thực phẩm, phần lớn liên quan tới tôm và thịt bò.

Khách sạn New Otani Kumamoto cũng cho biết, đã sử dụng tôm và thịt giá rẻ nhưng lại tuyên bố dùng loại cao cấp nhất. Một khách sạn kiểu ryokan truyền thống ở cố đô Nara của Nhật cũng thú nhận dùng thịt bò Australia song lại dán nhãn "wagyu" - loại thịt bò cao cấp của Nhật.

Thực phẩm Nhật đã tạo được danh tiếng an toàn và chất lượng trên toàn thế giới với các nhà sản xuất thực phẩm hạng sang có thể bán hàng với giá cao hơn bình thường ở trong lẫn ngoài nước.

  • Theo Hoài Linh

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM