Project Syndicate: Phản ứng chủ động của Việt Nam trước COVID-19 đã tạo ra sự khác biệt đối với những láng giềng khác của Trung Quốc

17/03/2020 08:30 AM | Xã hội

"Các quốc gia láng giềng chậm chạp trong việc thực hiện các biện pháp tương tự, như Nhật Bản và Hàn Quốc, đã bị ảnh hưởng nặng nề hơn rất nhiều" - Project Syndicate nhận định.

Đại dịch COVID-19 sẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh cho thế giới. Các quốc gia đã để "cái bóng lớn" của Trung Quốc bao trùm lên chuỗi cung ứng toàn cầu quá lâu. Chỉ bằng cách giảm ảnh hưởng kinh tế toàn cầu của Trung Quốc, thế giới mới có thể vượt qua cú sốc này.

Ngoài tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu, đại dịch này đã giết chết hàng ngàn người, gián đoạn thương mại và du lịch, buộc nhiều trường học phải đóng cửa, làm rung chuyển hệ thống tài chính quốc tế và thị trường chứng khoán toàn cầu. Với giá dầu lao dốc, một cuộc suy thoái toàn cầu dường như sắp xảy ra.

"Không thiệt hại nào trong số này có thể xảy ra nếu như chúng ta phản ứng nhanh chóng bằng cách cảnh báo công chúng và thực hiện các biện pháp ngăn chặn. Thật vậy, Đài Loan và Việt Nam đã cho thấy phản ứng chủ động có thể làm nên sự khác biệt ra sao" - Project Syndicate viết.

 Project Syndicate: Phản ứng chủ động của Việt Nam trước COVID-19 đã tạo ra sự khác biệt đối với những láng giềng khác của Trung Quốc  - Ảnh 1.

Đài Loan, rút kinh nghiệm từ SARS, đã đưa ra các biện pháp phòng ngừa, bao gồm kiểm tra các chuyến bay, trước khi cả khi dịch bệnh được tuyên bố bùng phát ở Trung Quốc. Tương tự như vậy, Việt Nam nhanh chóng tạm dừng các chuyến bay từ Trung Quốc và đóng cửa tất cả các trường học. Cả hai ví dụ đều cho thấy cần phải minh bạch, bao gồm việc cập nhật về số lượng và vị trí ca mắc, cũng như tư vấn rộng rãi về cách bảo vệ sức khỏe, chống lại COVID-19.

Project Syndicate nhận định: "Nhờ các chính sách tốt, cả Đài Loan và Việt Nam - nơi đón lượng lớn khách du lịch từ Trung Quốc đại lục mỗi ngày - đã kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ. Các quốc gia láng giềng chậm chạp trong việc thực hiện các biện pháp tương tự, như Nhật Bản và Hàn Quốc, đã bị ảnh hưởng nặng nề hơn rất nhiều".

Trưởng đại diện WHO cũng đánh giá cao cách ứng phó của Việt Nam ở 3 điểm, đó là sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng; sự đầu tư đều đặn cho phòng chống dịch; sự tham gia, tuân thủ nghiêm ngặt của toàn thể nhân dân.

 Project Syndicate: Phản ứng chủ động của Việt Nam trước COVID-19 đã tạo ra sự khác biệt đối với những láng giềng khác của Trung Quốc  - Ảnh 2.

Chính nhờ sự lãnh đạo xuyên suốt nên Việt Nam đã vào cuộc nhịp nhàng, đồng bộ của cả hệ thống cùng với sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội. Trong thời kỳ chưa có dịch, Chính phủ Việt Nam đã đầu tư đáng kể nên khi dịch bùng phát, Việt Nam đã chủ động phòng chống.

"Chúng tôi ấn tượng với sự hợp tác của người dân Việt Nam trước sự chỉ đạo của Chính phủ, mà có được điều đó là do niềm tin của người dân đối với Chính phủ", TS. Kidong Park bày tỏ và nêu ví dụ điển hình là việc Việt Nam tiến hành tổ chức cách ly, khoanh vùng, dập dịch ở Vĩnh Phúc. Do toàn dân hợp tác với chính quyền nên không hề có sự xáo trộn cuộc sống, sinh hoạt trong vùng cách ly.

Trưởng đại diện WHO cũng bày tỏ ấn tượng về 2 chiến lược mà Việt Nam áp dụng là 4 tại chỗ và nguyên tắc cách ly. Theo đó, thay vì vận chuyển bệnh nhân từ tuyến dưới lên tuyến trên thì điều trị ngay tại cơ sở, hạn chế tối đa vận chuyển, tránh lây chéo và có đội phản ứng tại chỗ. Hay trong xét nghiệm, thì từ 4 cơ sở ban đầu, nay Việt Nam mở rộng với 30 cơ sở xét nghiệm, từ đó, giảm gánh nặng cho tuyến trên và năng lực cho tuyến dưới được nâng cao.

TS. Kidong Park cho biết cách đây mấy ngày, tại cuộc họp báo thường kỳ, Tổng Giám đốc WHO đã mô tả COVID-19 như một đại dịch toàn cầu, bởi chỉ trong 2 tuần gần đây, số ca mắc tăng 13 lần.

 Project Syndicate: Phản ứng chủ động của Việt Nam trước COVID-19 đã tạo ra sự khác biệt đối với những láng giềng khác của Trung Quốc  - Ảnh 4.

Theo Hoàng An

Cùng chuyên mục
XEM