Phụ nữ xưa thà làm thiếp còn hơn là chính thất: Địa vị thấp kém nhưng có “đặc quyền” mà vợ cả không thể

16/03/2023 13:41 PM | Sống

Nếu bạn cho rằng thiếp thời xưa có địa vị thấp kém, cực chẳng đã người phụ nữ mới phải chấp nhận thân phận này thì bạn đã nhầm. Họ dù không có quyền lực như chính thất nhưng lại có "đặc quyền" mà những người đó thèm muốn. Vậy "đặc quyền" đó là gì?

Chế độ thê thiếp bắt đầu từ khi nào?

Từ rất sớm, vào thời kì cuối văn hóa Ngưỡng Thiều (khoảng 3.500 năm TCN), các nhà khảo cổ đã tìm thấy một ngôi mộ đôi của một người đàn ông và một người phụ nữ trưởng thành. Điều này cho thấy rằng, thời bấy giờ đã có chế độ một vợ một chồng.

Phụ nữ xưa thà làm thiếp còn hơn là chính thất: Địa vị thấp kém nhưng có “đặc quyền” mà vợ cả không thể - Ảnh 1.

Trong thời phong kiến, hoàng thất hoặc những người có quyền lực, tiền bạc mới có thể nạp thiếp. (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên, tới thời kỳ Ân Thương (khoảng thế kỷ 12 TCN), chế độ nhất phu đa thê đã bắt đầu tồn tại. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc chế độ đa thê ra đời. Trong đó, yếu tố tìm người nối dõi tông đường được coi là quan trọng nhất trong mắt con người thời đó. Dưới tiền đề này, pháp luật cũng phải thừa nhận chế độ đa thê.

Từ hoàng thất cho tới các quý tộc, đặc biệt là những người có quyền lực, tiền bạc thì việc có người thừa kế càng được chú trọng hơn cả. Do đó, ở thời nhà Thương, chế độ trưởng tử là người thừa kế cũng ra đời. Đến thời nhà Chu, chế độ thê thiếp càng phát triển mạnh hơn. Để tránh tình trạng con cả và con thứ tranh giành quyền thừa kế, các vị thủ lĩnh đã lập ra quy định chỉ có một chính thất còn những người vợ khác đều được gọi thiếp. Ngay cả các hoàng đế cũng phải tuân thủ các quy tắc này.

Phụ nữ xưa thà làm thiếp còn hơn là chính thất: Địa vị thấp kém nhưng có “đặc quyền” mà vợ cả không thể - Ảnh 2.

Chỉ có chính thất được mai mối, cưới hỏi long trọng. (Ảnh: Sohu)

Vợ cả hay chính thất khi sinh con dù là nam hay nữ cũng đều được gọi là đích tử, đích nữ, tức dòng chính thống. Ngược lại, tất cả con gái do thiếp thất sinh ra, đều có một chữ thứ đứng phía trước, ý chỉ là dòng thấp hơn. Từ đó, sự phân biệt địa vị giữa thê và thiếp, đích tử và thứ tử chính thức xuất hiện. Có thể nói, thân phận người thiếp rất thấp, hoàn toàn không thể so sánh với chính thất.

Nếu một người đàn ông kết hôn với người vợ và chọn chị em của người đó làm lẽ thì địa vị của người thiếp đó cũng cao hơn thông thường. Trong trường hợp, chính thất qua đời hoặc không có con thì thê thiếp có thể trở thành người có địa vị ngang hàng. Hầu hết, những thê thiếp thông thường khác đều là người hầu trong nhà người đàn ông, hoặc họ được mua bán lại từ người khác.

Tới thời phong kiến, chế độ hôn nhân dần dần hoàn thiện. Người nam giới muốn nạp thiếp phải được sự đồng ý của cha mẹ, sau đó là của người vợ. Số lượng thê thiếp cũng có quy định rõ ràng. Vào thời nhà Hán, quan lại chỉ được có 2 hoặc 3 thiếp, người lao động đặc biệt có thể có tới 9 thê thiếp. Tới thời nhà Minh, trong quyển "Đại Minh hội điển quyển 57" cũng ghi rõ: "các hoàng tử vương gia, được tấu lên một lần, tối đa được nạp 10 thiếp", "Thế tử và quận vương được nạp 4 thiếp. Trưởng từ và tướng quân được nạp 3 thiếp… ".

Phụ nữ xưa thà làm thiếp còn hơn là chính thất: Địa vị thấp kém nhưng có “đặc quyền” mà vợ cả không thể - Ảnh 3.

Địa vị giữa thê và thiếp, đích tử và thứ tử được phân biệt rất rõ ràng. (Ảnh: Sohu)

Không chỉ có thân phận, sự khác biệt giữa chính thất và thiếp còn thể hiện trong việc cưới hỏi. Thời xưa, người nam giới khi lấy vợ sẽ phải có mai mối, lễ vật… cưới hỏi đàng hoàng. Còn với thiếp thì không có đám cưới, thậm chí họ còn phải đi vào từ cửa phụ. Qua đây, có thể thấy, người làm thiếp không hề được coi trọng. Vậy tại sao rất nhiều người phụ nữ lại chọn làm thiếp chứ không muốn làm chính thất?

"Đặc quyền" của thiếp thất mà vợ cả không có

Ở các thời đại trước, những người nạp thiếp chủ yếu là những người có địa vị cao trong xã hội, nói cách khác thì đó là những người có chức tước, giàu có. Đối với những người này, nếu họ bị lật đổ hoặc thất bại trong quan trường hay thương trường đều có ảnh hưởng xấu đến cả gia tộc. Đối với những tội nặng như chu di cửu tộc hoặc tam tộc thì vợ con chắc chắn không tránh khỏi cảnh đầu rơi máu chảy. Tuy nhiên, những người thiếp trong gia tộc có thể thoát được đại nạn này.

Phụ nữ xưa thà làm thiếp còn hơn là chính thất: Địa vị thấp kém nhưng có “đặc quyền” mà vợ cả không thể - Ảnh 4.

Những người thiếp có thể thoải mái tranh giành sự sủng ái của người chồng. (Ảnh: Sohu)

Bởi vì, theo quy định, tuy thiếp thất cũng thuộc gia đình nam chủ nhưng họ và con cái của họ chỉ được coi như một dạng tài sản của người đàn ông đó. Tức là, họ không đủ tư cách để được ghi trong gia phả cũng như được an táng cùng phần mộ của gia tộc. Do đó, họ sẽ được thoát tội khi gia tộc bị hành quyết.

Ngoài ra, thiếp thất còn có thể dùng thủ đoạn tranh giành sự sủng ái của người chồng. Họ biết rằng, chỉ cần khiến người chồng thích, họ sẽ giành được nhiều lợi ích hơn, ví dụ như tiền bạc, sự nuông chiều… Thậm chí, họ thoải mái thể hiện sự ghen tuông, có đôi khi là lấn át với chính thất. Ngược lại, thân phận là vợ cả, chính thất lại không thể tùy tiện như thiếp thất.

Phụ nữ xưa thà làm thiếp còn hơn là chính thất: Địa vị thấp kém nhưng có “đặc quyền” mà vợ cả không thể - Ảnh 5.

Chính thất không thể tùy tiện thể hiện sự ghen tuông hay tranh giành với thiếp thất. (Ảnh: Sohu)

Ở một mức độ nào đó, chuyện này sẽ hạn chế hành vi và suy nghĩ của chính thất, khiến cho người vợ cả không thể bày tỏ hay lựa chọn điều mình mong muốn. Khi so sánh, địa vị của người vợ cả rõ ràng cao hơn vợ lẽ rất nhiều nhưng họ lại bị "trói buộc" bởi quá nhiều lễ nghi. Bởi vậy, mới có chuyện, nhiều người phụ nữ không muốn trở thành chính thất để phải chịu kết cục đau khổ.

Theo Nguyệt Phạm

Cùng chuyên mục
XEM