Phụ nữ đi giày cao gót hàng ngày cũng có thể bị ung thư?

02/10/2016 11:28 AM | Sống

Hàng thập kỷ nay, phụ nữ đã được cảnh báo về tác hại của giày cao gót đối với bàn chân và các khớp xương. Tuy nhiên, phát hiện mới của các nhà khoa học sẽ đóng góp thêm lý do để phụ nữ quyết tâm vứ...

Tuần trước, Helen Sewel, cố vấn truyền thông Quốc hội Anh, cho biết giày cao gót đang tiêu tốn khoảng 260 triệu bảng (hơn 300 triệu USD) mỗi năm khi phụ nữ nước này tìm đến cách dịch vụ y tế vì tình trạng sức khỏe liên quan.

Ngoài ra, còn có rất nhiều nghiên cứu về các nguy cơ sức khỏe liên quan đến giày cao gót.

Các nhà vật lý trị liệu ĐH Bắc Carolina, Mỹ đã kết luận, mặc dù có thể ban đầu giày cao gót giúp tăng cường cơ ở vùng gót nhưng về lâu dài chính khu vực đó sẽ bị yếu đi, dẫn tới chấn thương.

Mới đây, bác sỹ David Agus, chuyên gia ung thư hàng đầu, giáo sư y khoa tại ĐH Nam California, đã tìm ra mối liên hệ giữa các đôi giày, dép cao gót với căn bệnh ung thư.

Trong cuốn sách về bí quyết sống thọ (A Short Guide To A Long Life) của mình, giáo sư Agus đã khuyên các chị em phụ nữ nên tránh đi giày cao gót và dùng nhiều thời gian để đi những đôi giày thoải mái hơn.

Đã đến lúc vứt bỏ đôi giày cao gót khiến bạn không thoải mái. Nguồn: Getty
Đã đến lúc vứt bỏ đôi giày cao gót khiến bạn không thoải mái. Nguồn: Getty

Ông cho rằng đi những đôi giày không thoải mái hàng ngày không chỉ tạo ra những tổn thương không cần thiết, gây đau cho các khớp xương mà nó còn tạo ra một sự viêm nhiễm nhẹ khi cơ thể buộc phải tạo ra những dáng đi và tư thế không tự nhiên.

Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng nếu mức viêm nhiễm nhẹ trở thành kinh niên thì quá trình này sẽ chuyển từ nhẹ sang nặng, và nghiêm trọng là sẽ tổn hại nặng nề cho cơ thể.

Điều xảy ra ở đây là các chất truyền tín hiệu hóa học trong cơ thể sẽ tạo ra sự hồi đáp âm ỉ mà con người không để ý, và dần dần sẽ phá hủy các mô xuyên suốt cơ thể.

“Một số loại viêm nhiễm cụ thể có thể dẫn đến các loại bệnh thoái hóa nghiêm trọng như đau tim, Alzheimer, các chứng bệnh tự miễn, tiểu đường và có thể gia tăng nhanh chóng nguy cơ mắc ung thư”, giáo sư Agus cho biết.

Ông phân tích, mặc dù ung thư có thể là do các gene lỗi hoặc bị tổn thương bên trong DNA của con người gây ra nhưng bất kỳ tác động nào ảnh hưởng đến DNA hay gây trở ngại cho tiến trình tái tạo tự nhiên cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Và ông nói thêm rằng, nếu cơ thể con người phải đấu tranh với các loại viêm nhiễm kinh niên thì nó có thể làm ngừng quá trình tái tạo DNA mà tập trung vào việc chống viêm.

“Khi quá trình tái tạo DNA bị ngưng, con người sẽ rất dễ mắc ung thư và các căn bệnh khác”, ông nói.

Đi giày cao gót hàng ngày có thể gây ra sự viêm nhiễm ở ngón chân, ngoài ra còn tác động trực tiếp đến các khớp xương ở mắt cá, đầu gối, hông và thậm chí cả các cơ ở lưng.

Bất kể các loại giày dép nào cao trên 7 cm cũng sẽ khiến cơ thể phải dồn lực để bù đắp, khiến phần khung xương chậu "ra khỏi hàng lối" và gây áp lực lên xương sống.

Giáo sư Agus cho rằng tất cả chúng ta đều đang chứa căn bệnh ung thư trong người vì đột biến gene có thể xảy ra do sự phát triển của các tế bào bất thường ở mọi phần khác nhau trên cơ thể.

Tuy nhiên, theo ông, một người khỏe mạnh sẽ không phải lo vì cơ thể của họ sẽ tự giải quyết những tế bào bất thường này.

Ông cũng cho biết thêm, rất khó để nói rằng thế nào mang giày thế nào là quá cao hay mức độ bao nhiêu thì an toàn.

“Nếu bạn cảm thấy đau và hạn chế khi di chuyển vì giày cao gót, nếu bạn thấy đau ở bàn chân hay tim đập mạnh vào cuối ngày thì hãy ngừng đi giày cao gót ngay lập tức”, ông nói.

Theo Tuệ Minh

Cùng chuyên mục
XEM