[Phóng sự ảnh] "Thợ săn Covid" và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội

08/04/2020 21:51 PM | Xã hội

CDC Hà Nội thực sự là những chiến sĩ ở tuyến đầu phòng chống đại dịch khi có mặt ở tất cả các điểm nóng, ổ dịch của Hà Nội. Họ chính là những thợ săn Covid, là lớp màng thanh lọc, là lá chắn sống n...

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 1.

Trung tâm kiểm soát Bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) cùng với Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương là hai đơn vị y tế đầu tiên tham gia kiểm soát và xét nghiệm những trường hợp nghi dương tính Covid -19 tại Việt Nam từ những ngày đầu tháng 2/2020.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 2.

Khoảng 500 "chiến sĩ" của CDC Hà Nội được chia thành 65 đội phản ứng nhanh gồm 5 đội tinh nhuệ trực chiến tại thành phố cùng 60 đội khác phân về các quận huyện. Mỗi đội có từ 6 - 8 thành viên thường trực 24/24, bất kể thời gian ngày hay đêm, có lệnh là lên đường.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 3.

Nguyễn Thuỳ Linh là một trong gần 100 sinh viên Đại học Y tình nguyện tham gia chống dịch Covid-19 cùng CDC Hà Nội. Nữ sinh viên khoa Bác sỹ y học dự phòng đã qua khoá tập huấn trước khi tham gia chiến dịch từ những ngày đầu tháng 3 cho tới nay.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 4.

Đội quân hùng hậu của CDC Hà Nội chỉ thực sự bung quân dốc toàn lực kể từ giai đoạn hai phòng chống Đại dịch Covid-19 của Việt Nam từ 6/3 khi ca bệnh thứ 17 được phát hiện. Những chiến sĩ ngành y là những người đầu tiên tiếp đón, tiếp xúc, lấy mẫu bệnh phẩm của hàng nghìn hành khách nhập cảnh các sân bay Quốc tế Nội Bài và Vân Đồn vào Việt Nam để xét nghiệm. Những chuyến bay tấp nập nối tiếp nhau vào buổi chiều tối cho tới đêm khuya khiến lực lượng CDC luôn phải trực 24/24h tại các sân bay để làm việc.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 5.

Sau khi thay đổi quy trình làm việc, hành khách nhập cảnh vào Việt Nam được đưa vào các khu cách ly tập trung rồi sau đó lực lượng CDC mới đến lấy mẫu bệnh phẩm. Đây đều là những môi trường tập trung, dễ phơi nhiễm mầm bệnh nhất do hành khách chủ yếu về từ các nước được đánh giá là ổ dịch Covid-19 trên thế giới. Nên dù bộ trang phục bảo hộ y tế có bí bức khó thở, khó vận động hay di chuyển thì họ vẫn tuyệt đối tuân thủ các quy tắc an toàn phòng dịch để đảm bảo an toàn cho chính mình, đồng nghiệp và tránh lây lan cộng đồng.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 6.

Lực lượng CDC làm việc một cách nghiêm túc và khoa học, họ cần an toàn và chuẩn xác 100% nên nghiêm khắc là điều bắt buộc phải làm. Những trường hợp cầm đồ đạc người khác, thiếu giấy ăn lau miệng, xếp hàng không đủ cự ly, không nghiêm túc gây nguy hiểm cho người khác ngay lập tức sẽ được răn đe. Họ khô khan thế đấy nhưng mỗi khi có trường hợp lấy mẫu xong đứng dậy nói lời cảm ơn các cô chú, anh chị... thì họ như tan bớt đi mệt mỏi trong người.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 7.

Mỗi chuyến đi tới khu cách ly, các đội CDC phải lấy hàng nghìn mẫu bệnh phẩm. Chỉ mất khoảng 5p cho thời gian kỹ thuật viên lấy mẫu cho 1 trường hợp, nhưng nếu cộng cả thời gian di chuyển, trang bị bảo hộ, chuẩn bị dụng cụ, khử khuẩn... thì cũng kéo dài từ 4 cho đến 10 tiếng mỗi ngày tuỳ số lượng (không tính thời gian xử lý trong labor). Và cũng từng đấy là khoảng thời gian họ tuyệt đối không được bỏ trang phục bảo hộ ra ăn uống hay đi vệ sinh.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 8.

Những chiến sĩ được mọi người gọi với cái tên "phi hành gia vũ trụ" trong một chuyến đi tới Trung tâm cách ly tập trung tại Đại học FPT (Hoà Lạc), nơi có khoảng hơn 1.000 người nghi nhiễm Covid-19 được chuyển về từ bệnh viện Bạch Mai ngày 29/3.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 9.

Những người trong khu cách ly sẽ được lấy mẫu bệnh phẩm 2 lần để xét nghiệm. Lần 1 ngay trong ngày đầu nhận phòng, lần 2 sẽ diễn ra sau đó 3 ngày. Tờ khai được phát tương tự các trường hợp nhập cảnh hay nghi nhiễm trước đây.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 10.

Tính đến tuần đầu tháng 4, CDC Hà Nội đã là giám sát, lấy mẫu, điều tra dịch tễ ở tất cả các khu cách ly tập trung, bệnh viện, cho đến từng ca nghi nhiễm cụ thể ở ngoài cộng đồng… Tổng số trường hợp lấy mẫu xét nghiệm đã lên đến 50.000 người.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 11.

Việc lấy mẫu bệnh phẩm buộc kỹ thuật viên phải tiếp xúc rất gần khuôn mặt bệnh nhân, khoảng 0,3 đến 0,5m. Việc dùng que lấy dịch từ cuống họng từ miệng và mũi cũng khiến người nghi nhiễm dễ ho hoặc hắt hơi, đồng nghĩa với việc chuyên viên lấy mẫu phải hứng hàng triệu giọt bắn mỗi ngày vào kính chắn, găng tay, quần áo. Nguy cơ lây nhiễm vô cùng cao.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 12.

Đã có một cán bộ của CDC Hà Nội lấy mẫu cho gần 10 trường hợp và sau đó những người này dương tính với Covid-19. Anh thường bị các đồng nghiệp gọi với cái tên "thợ săn Covid". Nếu 1 ca dương tính là F0 thì chuyên viên này được coi là F1 của 10 ca F0 khác nhau.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 13.

Sinh phẩm không đủ đáp ứng cùng với việc cần rà soát nhanh nhất gần 10.000 trường hợp người dân sinh sống, có liên quan tới ổ dịch bệnh viện Bạch Mai, CDC Hà Nội đã thành lập các điểm xét nghiệm dã chiến để cô lập và kiểm soát dịch bệnh, tránh lây lan ra cộng đồng.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 14.

Tại đây, các kỹ thuật viên sử dụng các bộ kit test nhanh của Hàn Quốc, lấy máu của người nghi nhiễm xét nghiệm kháng thể và trả kết quả chỉ trong 10p. Tuy nhiên, tỉ lệ chính xác bằng phương pháp này chỉ đạt 80% nên sau đó các trường hợp dương tính bằng phương pháp này được tiếp tục xét nghiệm bằng phương pháp lấy dịch trong cuống họng để có kết quả chính xác hơn.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 15.

Điều tra dịch tễ của CDC, đặc biệt là điều tra các ca nhiễm và nghi nhiễm Covid-19 là khâu hết sức quan trọng, chính xác và rất tỉ mỉ. Ngoài việc xác định bệnh nhân, các yếu tố liên quan, còn phải phác thảo ra bản đồ toàn cảnh suốt hành trình của bệnh nhân đã đi những đâu? Tiếp xúc với những ai? Phương tiện đi lại là gì? Phòng hộ ra sao?… Tất cả đều phải có kết quả nhanh chóng để đưa ra quyết định can thiệp ngay lập tức. Chỉ sớm vài phút cũng đã có thể ngăn chặn người nhiễm bệnh tiếp xúc với rất nhiều người lành lặn rồi.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 16.

Phòng labor nằm trên tầng 8 toà nhà CDC Hà Nội ( 70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội) sáng đèn liên tục với 4 ca làm việc 24/24h xét nghiệm hàng chục nghìn mẫu bệnh phẩm đưa về để có được kết quả cập nhật chính xác nhất để kịp thời có phương án với các ca dương tính mới.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 17.

Cũng như các chuyên viên lấy mẫu bệnh phẩm, chuyên viên xét nghiệm cũng tuân thủ quy trình mặc đồ bảo hộ làm việc liên tục suốt từ 4 đến 6 tiếng liên tục. Căn phòng labor 30m vuông chỉ có 4-5 chị em phụ nữ làm việc cùng nhau giữa hàng nghìn mẫu bệnh phẩm. Đây đúng là nơi mà ai nghe tới cũng tránh xa, nhưng họ luôn sẵn sàng lao vào để tìm ra kết quả chính xác nhất, và càng ít trường hợp dương tính Covid-19 càng mừng.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 18.

Không chỉ thực hiện kế hoạch lấy mẫu bệnh phẩm tại các trung tâm cách ly, CDC Hà Nội cũng là người tiếp xúc trực tiếp đầu tiên và lấy mẫu xét nghiệm tại nhà các cá nhân nghi nhiễm. Sau đó theo dõi, giám sát và khi có trường hợp xác định dương tính, họ cũng trực tiếp đón ca F0 đó tới điểm cách ly đặc biệt hoặc bệnh viện để điều trị.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 19.

Mỗi trường hợp trước, trong và sau khi cách ly, xác định dương tính đều được CDC phun khử khuẩn, tiêu độc toàn bộ nơi ở và khu vực xung quanh, tránh mầm bệnh lây lan rộng ra cộng đồng. Đây cũng là môi trường phơi nhiễm vô cùng nguy hiểm. Nếu không trang bị bảo hộ đầy đủ, chỉ cần sơ ý chạm vào đồ đạc cá nhân của người bệnh cũng có thể lây nhiễm ngay lập tức.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 20.

CDC Hà Nội có chân rết ở tất cả 30 quận, huyện và 584 xã phường. Địa bàn nào thì CDC đó sẽ có trách nhiệm thu thập thông tin, điều tra, lấy mẫu, khử khuẩn… xử lý tất cả mọi việc trên địa bàn đó.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 21.

"Làm công việc này là đương nhiên là nguy hiểm rồi, nhưng nếu vì thế mà sợ thì còn ai làm thay mình được. Đây không chỉ là công việc đơn thuần mà còn là trách nhiệm vì an toàn cho cộng đồng, vì sức khoẻ chính bản thân và gia đình mình nữa...", một cán bộ CDC chia sẻ. Nhưng đã có trường hợp cán bộ CDC còn bị hàng xóm và những người xung quanh nơi ở kỳ thị, xa lánh chỉ vì những lời đồn đoán các nhân viên y tế CDC tiếp xúc bệnh nhân thì cũng bị lây nhiễm giống họ. Điều này thực sự gây nhiều khó khăn, mệt mỏi cho chính các nhân viên y tế và người thân trong gia đình họ.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 22.

Ngày nào các chuyên viên CDC cũng tự nhắc nhở nhau tuân thủ bài tập phòng chống lây nhiễm cẩn thận, kể từ lúc mặc đồ bảo hộ, tiếp xúc làm việc với các ca nghi nhiễm và cả khi khử khuẩn kết thúc công việc, tháo đồ bảo hộ. Rất may mắn, sau hơn 1 tháng làm việc cùng 4 lần tự xét nghiệm khác nhau cho toàn bộ cán bộ CDC, anh chị em đều âm tính với Covid-19 và an toàn.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 23.

Chỉ với khoảng thời gian 4 tiếng đồng hồ làm việc liên tục cùng đồ bảo hộ tại khu cách ly Đại học FPT, gương mặt chuyên viên xét nghiệm Nguyễn Thanh Bình (Y tế Quận Nam Từ Liêm) đã hằn sâu những vết lằn do khẩu trang và kính chắn. Nhưng dường như chúng càng tô điểm thêm vẻ đẹp trên gương mặt nữ chiến sỹ áo trắng trong chiến dịch phòng chống Covid-19.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 24.

Gần như toàn bộ các chuyên viên CDC Hà Nội và sinh viên tình nguyện đều tự cách ly với gia đình thân yêu của mình. Những phút giây hiếm hoi chờ xe đón khi kết thúc công việc, ai cũng giành thời gian để liên lạc với gia đình, người thân yêu của mình.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 25.

Suốt hơn 1 tháng, họ luôn túc trực 24/24h bất kể ngày hay đêm, ngủ bù trên những chuyến đi xa, dùng bữa vội với mỳ tôm là chuyện thường, sinh hoạt tắm rửa, ở giường gấp tại cơ quan hoặc nhà trọ là chủ yếu.

[Phóng sự ảnh] Thợ săn Covid và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội - Ảnh 26.

Khác với lực lượng quân đội, công an, dân phòng chủ yếu làm công tác rà soát và đảm bảo an ninh trật tự, bố trí phục vụ nơi ăn chốn ở các khu cách ly; Lực lượng bác sĩ tuyến sau làm công tác điều trị cho các ca đã xác định dương tính Covid-19... CDC Hà Nội thực sự là những chiến sĩ ở tuyến đầu phòng chống đại dịch khi có mặt đầu tiên ở tất cả các điểm nóng, ổ dịch tại Hà Nội bất kể ngày hay đêm. Họ chính là những thợ săn Covid, là lớp màng thanh lọc, là lá chắn sống ngăn chặn dịch bệnh SARS-COV2 lây lan ra cộng đồng tại Việt Nam.

Theo Tiến Tuấn

Cùng chuyên mục
XEM