Phát triển ngành du lịch của những con rồng mới Châu Á
Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar đang từng bước phát triển, tuy chậm nhưng chắc và đang dần trở thành những con rồng mới của châu Á.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm 11 nước thành viên nhưng gần phân nửa trong số đó , các nước Brunei, Cam-pu-chia, Lào, Mianma (Burma) và Việt Nam lại bị che khuất bởi cái bóng vô hình của năm quốc gia được mệnh danh là năm con rồng châu Á cả về kinh tế, chính trị cũng như về du lịch.
Lấy du lịch làm nguồn lực chủ yếu, Thái Lan đã đón 28,8 triệu lượt khách quốc tế, Malaysia cũng không thua kém với 25,7 triệu lượt, tiếp đó là Singapore với 12,1 triệu và Indonesia với 10,4 triệu lượt tính đến tháng 10-2017 (theo thống kê của Tổng Cục Du lịch các nước). Bali như thường lệ vẫn là điểm thu hút khách bậc nhất của Indonesia, mang đến nguồn thu khủng từ nguồn khách nước ngoài cho nước này.
Thu hút không kém, Việt Nam đã thay vị trí kế tiếp vốn thuộc về Philippines trước đây với 10,4 triệu lượt khách quốc tế trong khi Philippines chỉ đạt 6,3 triệu lượt trong 10 tháng đầu năm 2017. Campuchia theo sau đó với 4,7 triệu lượt, Myanmar 4,6 triệu và Lào 3,5 triệu lượt. Brunei chỉ đón được lượng khách nước ngoài ít ỏi trong cùng năm với khoảng 318,000 lượt.
VIỆT NAM
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Việt Nam, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đạt được gần 10 triệu lượt trong năm 2017, tăng 25.7% so với cùng kỳ cuối năm 2016 và đang tiếp tục tăng.
Bà Amy Do – giám đốc kinh doanh của dự án khu nghỉ dưỡng và tiện ích đẳng cấp Hoiana cho hay: “Con số này sẽ tiếp tục tịnh tiến một cách đầy triển vọng trong năm 2017, cụ thể: chỉ riêng quý I, lượt khách quốc tế được báo cáo đã đạt con số kỷ lục 3.2 triệu, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2016”.
Bà cũng chia sẻ thêm: “Bali và Thái Lan thực sự là điểm đến tuyệt vời và đã nổi tiếng từ lâu, nhưng du khách ngày càng muốn khám phá những điều khác biệt, và Việt Nam là một điểm đến lý tưởng cho những du khách tìm kiếm sự mới mẻ.
Phố cổ Hội An, Việt Nam – một trong những di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận
Tập đoàn khách sạn Onyx Hospitality - Thái Lan dự kiến sẽ gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2018 với một căn hộ 364 phòng dọc theo bờ biển miền Trung ngoạn mục nhất đất nước.
Ông Doulas Martell – Giám đốc điều hành của tập đoàn Onyx Hospitality Group chia sẻ: “Ozo Hoi An, là dấu ấn đầu tiên và chính là thương hiệu được chúng tôi kỳ vọng có biểu hiện tốt nhất trong các thương hiệu tại Việt Nam của tập đoàn chúng tôi. Bên cạnh đó, dự án Amari sẽ tiếp tục được mở rộng sang Lào với Amari Vang Vieng gồm 160 phòng, Amaya Food Arts, Breeze Spa và các hội trường kiểu mới.” Martell tin rằng cả Việt Nam và Lào đều có tiềm năng phát triển du lịch đáng kể.
Doulas Martell – Giám đốc điều hành của tập đoàn Onyx Hospitality Group
“Việc mở rộng phát triển ở hai thị trường này là một cơ hội tuyệt vời, góp phần quan trọng trong chặng đường hướng tới là vị trí một công ty cung cấp dịch vụ khách sạn tầm trung tốt nhất châu Á. Chúng tôi vẫn luôn chứng kiến sự tăng trưởng rõ rệt của du lịch và kinh tế của hai nước Việt Nam và Lào. Vì vậy, chúng tôi sẽ xem xét thật kỹ các cơ hội để tăng cường sự hiện diện của chúng tôi hơn nữa ở hai khu vực này.”
CAMPUCHIA
Theo Bộ Du Lịch, du lịch Campuchia trong quý I năm 2017 đã tăng 14.2% so với cùng kỳ năm trước, với lượng du khách từ Trung Quốc, Nga, Việt Nam, Hoa Kỳ, Pháp và Anh chiếm đa số.
Indra Mani, tổng giám đốc của khách sạn Shinta Mani, hiện đang điều hành hai bất động sản tại nước này cho biết: "Hầu hết các khách sạn cao cấp hay quốc tế đang tập trung Campuchia như một điểm đến không chỉ bởi những đền thờ tuyệt mỹ như Angkor, mà còn bởi truyền thống độc đáo của người Khmer và các địa điểm tham quan lạ mắt như các triển lãm và hội nghị đăc sắc khác."
MYANMAR
Được biết đến trước đây với cái tên Miến Điện, Myanmar xa xưa là một quốc gia bị giới hạn du lịch nhiều năm liền bởi các chính sách quân đội từ năm 1962 đến năm 2010. Mãi đến cuối năm 2006, lượng du khách từ nước ngoài đến đây mới đạt được con số 270,000 lượt.
Khi không khí chính trị nước này bắt đầu cải thiện vào đầu năm 2010, các quốc gia khác bắt đầu thực hiện biện pháp trừng phạt kinh tế với nước này và kết quả là du lịch trong nước tăng đột biến. Và những năm trở lại đây, Myanmar đã chứng tỏ đất nước này là một điểm đáng dừng chân đối với du khách nước ngoài.
Chu Chee Seng, Tổng giám đốc của Keppel Land Hospitality Management, quản lý Sedona Hotel Yangon
Ông Chu Chee Seng, Tổng giám đốc của Keppel Land Hospitality Management, quản lý Sedona Hotel Yangon quy mô 797 phòng, thuộc Preferred Hotels & Resorts, tọa lạc tại thủ đô Myanmar (được biết đến với cái tên Rangoon trước đây), cho biết: "Nền kinh tế Myanmar sẽ tiếp tục phát triển và khách du lịch theo đó cũng sẽ tăng lên".
Bên cạnh được biết đến như một điểm đến du lịch giải trí, Myanmar sở hữu nhiều tiện ích thích hợp cho việc giao thương, đặc biệt là các tuyến đường mới, kết nối với các thành phố khác trong khu vực đã đi vào hoạt động. (Theo asianhotelandcateringtimes.com)