Phát hiện mới: Hậu quả nghiêm trọng nếu con bạn không được ngủ đủ 9h mỗi ngày
Trong nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Anh, trẻ em ít ngủ hơn có nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường, tăng cân hoặc béo phí, lượng mỡ tích trữ nhiều hơn.
Các nhà khoa học tại Anh đã nghiên cứu trên 4.525 trẻ em từ độ tuổi 9-10. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em ngủ dưới 9 tiếng mỗi đêm sẽ có dấu hiệu bệnh tiểu đường . Cơ thể của trẻ ngủ không đủ giấc có dấu hiệu kháng hóc - môn insulin.
Mối liên hệ giữa ngủ thiếu giấc và bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ nhỏ
Các nhà khoa học tại Đại học London, Anh cho biết trẻ em ngủ không đủ giấc có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn trẻ ngủ không đủ giấc. Kết quả này được đăng trên tạp chí Pediatrics.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học thu thập và phân tích dữ liệu của 4.525 trẻ em ở độ tuổi từ 9 đến 10. Khảo sát bao gồm thói quen ngủ và xem xét yếu tố nguy cơ (risk factor) mắc phải bệnh tiểu đường bằng cách kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
Theo nghiên cứu tại Đại học Luân Đôn, trẻ em ngủ thêm 1 tiếng mỗi đêm sẽ có cân nặng vừa phải, cơ nạc nhiều hơn và tích lũy đường ít hơn.
Kết quả khảo sát cho thấy khoảng thời gian trẻ em ngủ từ 8 đến 12 tiếng mỗi ngày (trung bình 10,5 tiếng mỗi tiếng).
Trong nghiên cứu này, trẻ em ít ngủ hơn có các yếu tố nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường như kháng insulin (cơ thể phản ứng không bình thường đối với hóc-môn này). Hơn nữa, trẻ em ngủ ít có nguy cơ tăng cân hoặc béo phí, lượng mỡ tích trữ nhiều hơn.
Nếu ngủ thêm 1 tiếng vào ban đêm, trẻ nhỏ sẽ không quá cân, cơ nạc phát triển nhiều hơn và đường tích luỹ ít. Béo phì và lượng đường trong máu cao là hai yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp 2. Loại tiểu đường này xảy ra khi cơ thể sản sinh không đủ hoặc không sử dụng hiệu quả hooc-môn insulin để chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng.
Christopher Owen, tác giả nghiên cứu cho biết: "Ngủ đủ giấc là phương pháp hiệu quả, đơn giản và ít tốn chi phí nhất trong việc giảm lượng mỡ cơ thể và ngăn chặn sớm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường".
Tiểu đường tuýp-2 thường gặp ở người trưởng thành và ít khi gặp ở trẻ nhỏ. Nhưng ngày càng nhiều trẻ em có vấn đề về sức khỏe. Nguyên nhân do hàng triệu trẻ em tăng cân hoặc béo phì, không luyện tập thể dục thường xuyên, và tiêu thụ nhiều đường và các sản phẩm béo khác.
Tuy nhiên nghiên cứu này không chỉ rõ bằng cách nào ngủ thiếu giấc dẫn đến bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ. Hơn nữa, số liệu về thói quen ngủ dựa vào báo cáo cung cấp bởi các trẻ em. Chúng có nhiệm vụ cung cấp thời gian ngủ và thời gian tỉnh giấc. Đôi khi, điều này không phản ánh đúng thực trạng khoảng thời gian ngủ của trẻ nhỏ.
Ý kiến và lời khuyên của các chuyên gia khác
Trẻ không ngủ đủ giấc có nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường tuýt 2
Theo các nhà nghiên cứu tại Học viện Sức khỏe Trẻ em Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics), trẻ em độ tuổi từ 6 đến 12 nên ngủ từ 9 đến 12 tiếng mỗi đêm. Nếu không ngủ đủ giấc, trẻ sẽ có nguy cơ chấn thương cao, béo phì, cao huyết áp và trầm cảm.
Theo Stacey Simon, nhà tâm lý học giấc ngủ trẻ em tại Đại học Colorado, khu Anschutz và Bệnh viện Nhi bang Colorado cho biết: "Ngủ thiếu giấc ở trẻ nhỏ có thể gây ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của trẻ, ảnh hưởng đến điều chỉnh lượng đường trong máu.
Khi trẻ ngủ muộn hoặc ngủ không điều độ, chúng có thể bỏ bữa, ăn uống không điều độ hoặc tập luyện thể dục thể thao không thường xuyên".
James Gangwisch, nhà tâm thần học tại Đại học Columbia ở New York cho biết: "Ngủ thiếu giấc có khả năng ảnh hưởng đến lượng hóc-môn kiểm soát cảm giác thèm ăn, làm chúng luôn đói bụng và ăn nhiều các loại bim bỉm hoặc các loại thực phẩm chứa đường khác. Ngủ đủ giấc giúp trẻ kiểm soát cảm giác thèm ăn và bảo vệ chúng khỏi kháng insulin".
Theo Femke Rutters thuộc Trung tâm Đại học Y khoa VU tại Amsterdam, Hà Lan cho biết: "Ngoài việc cho trẻ em ngủ đủ giấc và điều độ, cha mẹ cũng cần phải quan tâm đến các vấn đề khác. Ví dụ như cha me nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với màn hình ti vi, máy tính, điện thoại trước khi ngủ. Và cha mẹ nên tắt đèn để trẻ ngủ dễ dàng hơn".
*Theo Dailymail