Phát hiện đột biến mới khiến SARS-CoV-2 tăng 8 lần khả năng lây nhiễm

19/02/2021 13:45 PM | Xã hội

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự xuất hiện của đột biến D614G trong protein gai khiến virus SARS-CoV-2 tăng 8 lần khả năng lây nhiễm đã phần nào lý giải tại sao dịch Covid-19 lây lan nhanh như vậy thời gian qua.

Đột biến D614G trong protein gai của virus SARS-CoV-2 có thể khiến virus này tăng gấp 8 lần khả năng lây nhiễm so với chủng virus ban đầu được tìm thấy ở Trung Quốc. Protein gai được virus SARS-CoV-2 sử dụng để xâm nhập vào các tế bào của vật chủ.

 Phát hiện đột biến mới khiến SARS-CoV-2 tăng 8 lần khả năng lây nhiễm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Thailandmedical

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chỉ eLife cho thấy, D614G - một trong những đột biến ở các biến thể gây lo ngại hiện nay như biến thể ở Anh, Nam Phi và Brazil, đã khiến cho virus SARS-CoV-2 gia tăng khả năng lây nhiễm.

"Đột biến này gần như đã vượt trội hẳn so với các đột biến khác và nằm trong tất cả biến thể gây lo ngại hiện tại", giáo sư Neville Sanjana thuộc Đại học New York (Mỹ) cho hay.

"Việc khẳng định rằng đột biến này dẫn đến sự gia tăng khả năng lây nhiễm của virus phần nào lý giải tại sao dịch Covid-19 lại lây lan nhanh như vậy trong năm qua", giáo sư sinh học Sajana nhận định.

Các nhà nghiên cứu cho rằng đột biến D614G trong protein gai của virus SARS-CoV-2 có thể đã xuất hiện vào đầu năm 2020, cũng như là dạng phổ biến nhất và vượt trội nhất của virus tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm hiểu về ý nghĩa chức năng của các đột biến này, đồng thời xem xét liệu chúng có thay đổi khả năng lây nhiễm và mức độ nguy hiểm của virus hay không.

Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra virus SARS-CoV-2 với đột biến D614G trên các tế bào ở phổi, gan và ruột kết của con người. Họ cũng sử dụng mẫu virus SARS-CoV-2 không có đột biến trên được phát hiện vào thời kỳ đầu của đại dịch trong các loại tế bào tương tự để so sánh. Đội ngũ các nhà khoa học phát hiện ra rằng đột biến D614G giúp virus SARS-CoV-2 tăng khả năng lây nhiễm gấp 8 lần so với chủng virus ban đầu.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn thấy rằng đột biến ở protein gai khiến virus có khả năng chống chịu cao hơn khi bị chia tách bởi các protein khác. Điều này khiến cho biến thể mới gia tăng khả năng xâm nhập vào các tế bào, dẫn đến một tỷ lệ protein gai tiếp xúc trực tiếp lớn hơn trên từng virus.

"Đột biến D614G lây nhiễm sang các tế bào của con người dễ dàng hơn so với chủng virus ban đầu", Zharko Daniloski, một nhà nghiên cứu làm việc ở phòng thí nghiệm của giáo sư Sanjana tại Đại học New York và Trung tâm Nghiên cứu Gen New York cho hay.

Các nhà khoa học cũng lưu ý rằng đột biến D614G có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển vaccine chống Covid-19.

Hiện các nghiên cứu đang được thực hiện để xem liệu các vaccine hiện nay có thể bảo vệ cơ thể con người trước các biến thể mới ở Anh, Nam Phi và Brazil, vốn đều chứa đột biến D614G, hay không./.

Kiều Anh

Cùng chuyên mục
XEM