Luật Doanh nghiệp 2014 - cuộc đột phá về thể chế và 10 điều bạn nên biết

13/05/2015 10:22 AM | Pháp luật

Luật Doanh nghiệp 2014 được coi là cuộc đột phá thể chế lần hai, thể hiện đúng tinh thần Hiến pháp 2013 về quyền tự do kinh doanh của công dân, của doanh nghiệp.

Ngày 26/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp 2014. Sau cuộc đột phá về thể chế của văn bản mang tên “Luật Doanh nghiệp 1999”, thì Luật Doanh nghiệp 2014 được coi là cuộc đột phá thể chế lần hai, thể hiện đúng tinh thần Hiến pháp 2013 về quyền tự do kinh doanh của công dân, của doanh nghiệp, theo đó, những gì luật pháp không cấm thì người dân, doanh nghiệp được tự do đầu tư, kinh doanh.

Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2014 hướng tới sự phù hợp với thực tế kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và tháo gỡ nhiều khó khăn, hạn chế góp phần tạo điều kiện mở ra một môi trường kinh doanh thuận lợi phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Luật này sẽ có hiệu lực từ 01/07/2015. Sau đây là những điểm thay đổi quan trọng nhất tại Luật Doanh nghiệp 2014 mà bạn nên biết:

Doanh nghiệp sẽ không bị hạn chế số lượng ngành nghề hoạt động kinh doanh. Các công ty thương mại và phân phối sẽ không cần cung cấp hàng nghìn mã ngành cho sản phẩm thương mại của mình như trước, kể cả những sản phẩm mà họ dự định kinh doanh trong tương lai. Đây thực sự là bước đột phá của luật doanh nghiệp 2014, nó thực sự ghi nhận quyền tự do kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp.

Tại thời điểm thành lập doanh nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chưa phát sinh, do vậy Luật đã tách biệt rõ giữa thủ tục thành lập doanh nghiệp và thủ tục đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh. Quy định đó tạo sự thân thiện hơn cho khởi nghiệp và kinh doanh nói chung.

Cải cách quan trọng về con dấu. Trước đây việc cấp, sử dụng con dấu của doanh nghiệp do Bộ Công an quy định thì nay theo Luật Doanh nghiệp 2014, Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng, nọi dung con dấu theo quy định của pháp luật. Quy định này là một “cuộc cách mạng” về con dấu pháp nhân của doanh nghiệp. Nó mang tính tự chủ, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về dấu pháp nhân của doanh nghiệp. Ngoài ra, theo xu hướng phát triển phương thức giao dịch điện tử, thì việc dùng con dấu sẽ không còn ý nghĩa nữa. Vì vậy, việc cải cách về con dấu là hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thế giới

Luật Doanh nghiệp 2014 sửa đổi quy định doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.  Như vậy, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, còn lại nên cổ phần hóa hết để bình đẳng về địa vị, bình đẳng về cơ hội và bình đẳng về bảo hộ của Nhà nước.

Luật Doanh nghiệp 2014 chính thức thay đổi theo đúng thông lệ quốc tế khi giảm tỷ lệ dự họp từ 65% (Luật doanh nghiệp 2005)  xuống còn 51%. Và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông  được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp tán thành.

Đây là một điều khá thú vị cho thấy nhà nước bắt đầu có tầm nhìn rộng và xa hơn vào việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật và mạng trực tuyến trong việc quản lý Doanh nghiệp. Điều này cũng làm thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư, đối tác và người muốn khởi nghiệp.

Ngoài những điểm trên, còn có những điều nổi bật khác của Luật Doanh nghiệp 2014 mà rất đáng quan tâm như: định nghĩa loại hình doanh nghiệp xã hội (loại hình doanh nghiệp sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường), hay như luật hóa việc dùng mã số thuế làm mã số doanh nghiệp. 

>> Luật Đất đai sửa đổi tháo gỡ khó khăn của người dân, doanh nghiệp

Cùng chuyên mục
XEM