Phần bánh 'ngon' nhất đại gia Tây chiếm giữ: Đổ đến Việt Nam kiếm đậm

25/05/2019 08:31 AM | Kinh doanh

Hàng loạt thương hiệu quản lý khách sạn đang đổ bộ vào Việt Nam trước làn sóng các đại gia trong nước đang ầm ầm xây dựng khách sạn 5 sao ở khắp mọi nơi.

Những cái tên lạ

Nằm trên phố Trần Nhân Tông, Nikko Hanoi đã chính thức đổi tên mới là Hotel du Parc Hanoi và được vận hành bởi Plan-do-See, một công ty chuyên quản lý và vận hành nhiều khách sạn, nhà hàng, trung tâm tiệc cưới tại 6 quốc gia trên thế giới, trong đó những khách sạn nổi tiếng tại Nhật Bản.

Trong 3 năm vừa qua, cũng có nhiều thương hiệu mới được giới thiệu đến thị trường, như Ozo và X2 Vibe (dự án New Hoi An City), Double Tree by Hilton (Hạ Long, Vũng Tàu và Hà Nội), Four Seasons (Quảng Nam và Hà Nội), Oakwood (TP.HCM), Glow (Đà Nẵng), và Mai House (TP.HCM).

Sự tăng trưởng này càng rõ rệt khi thị trường liên tục công bố các thương hiệu điều hành mới như Mandarin Oriental (TP.HCM), Movenpick (TP.HCM), Best Western Premier (Quảng Bình và Long Hải).

Đứng đầu trong lĩnh vực này có thể kể đến Intercontinental Hotels Group (IHG). Hiện, IHG quản lý 8 khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp tại những khu vực đắc địa nhất của 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM, trong đó có InterContinental Danang Sun Peninsula, InterContinental Phú Quốc.

AccorHotels cũng có mặt tại Việt Nam và đang quản lý gần 4.000 khách sạn tại 92 thị trường với các thương hiệu như Sofitel, Pullman, Novotel, Mgallery. Một tập đoàn khách sạn khác là Hyatt cũng đã từng bước ghi dấu ấn tại thị trường Việt Nam với hàng loạt dự án như Park Hyatt Sài Gòn, Hyatt Regency Đà Nẵng Resort&Spa, hay Park Hyatt tại Hà Nội.

Trong khi đó, Meliá đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Với 6 khách sạn đang hoạt động, và 7 khách sạn khác đang trong giai đoạn hoàn thiện, Meliá đã trở thành một trong những tập đoàn khách sạn lớn nhất tại Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng trở thành thị trường phát triển chiến lược lớn thứ 2 của tập đoàn Meliá tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo Savills VN, thị trường Việt Nam được mong đợi sẽ tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng các thương hiệu điều hành quốc tế cũng như địa phương trong vài năm tiếp theo. Tiềm năng của phân khúc nghỉ dưỡng và tin rằng thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà điều hành.

Những "ông lớn" của thị trường kinh doanh khách sạn quốc tế đến Việt Nam không chỉ giúp thị trường du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam được nâng tầm mà còn có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia,...

Miếng ngon cho đại gia ngoại

Ông Gabriel Escarrer Jaume, Phó Chủ tịch Điều hành kiêm CEO cùng ông André Gerondeau, COO của tập đoàn Meliá Hotels International đánh giá, Việt Nam nằm trong số những nước có tỷ lệ tăng trưởng nhanh nhất về số lượng khách quốc tế lưu trú của toàn tập đoàn. Việt Nam và Indonesia đóng vai trò dẫn đầu khi đang là hai thị trường quan trọng nhất của tập đoàn.

Phần bánh ngon nhất đại gia Tây chiếm giữ: Đổ đến Việt Nam kiếm đậm - Ảnh 1.

Thị trường đầy tiềm năng

Theo Savills Hotels, các đơn vị nước ngoài đang rất chú trọng mở rộng tại thị trường Việt Nam. Điều này dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng dự án du lịch nghỉ dưỡng. Các dự án nghỉ dưỡng thu hút được sự quan tâm của nhà điều hành nhiều hơn so với vài năm trước nhờ vào chất lượng sản phẩm tốt hơn, chú trọng vào thiết kế, tăng trưởng niềm tin với các đơn vị quản lý quốc tế cũng như mong muốn của chủ đầu tư trong việc tạo ra sản phẩm khác biệt.

"Phần lớn các chủ đầu tư Việt Nam vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm phát triển bất động sản nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, với số lượng các dự án đang tăng trưởng nhanh chóng, các chủ đầu tư sẽ học được kinh nghiệm từ thực tiễn và cung cấp đến thị trường các sản phẩm chất lượng hơn. Ước tính sẽ có hơn 30.000 phòng sẽ được đưa vào thị trường đến năm 2019", Savills cho biết.

Trong ngành kinh doanh khách sạn, thương hiệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Các khách sạn, khu nghỉ dưỡng 5 sao muốn đảm bảo lượng khách và cho thuê với giá cao phải hướng đến nguồn khách quốc tế, mà đây chính là một lợi thế của các nhà quản lý nước ngoài.

Tuy nhiên, không dễ hợp tác được với các nhà quản lý khách sạn danh tiếng nước ngoài, bởi họ không những đòi hỏi dự án có vị trí tốt, mà còn phải được đầu tư chỉn chu và đẳng cấp theo tiêu chuẩn riêng.

Chính vì thế, suất đầu tư để khách sạn gắn được thương hiệu quốc tế rất đắt và chỉ những chủ đầu tư có tiềm lực, có tầm nhìn quốc tế mới hợp tác được.

Theo Duy Anh

Cùng chuyên mục
XEM