Phá hỏng nước cờ của Khổng Minh, Ngụy Diên bị đẩy vào cửa tử vì 1 lời phán về tướng số

29/09/2018 21:00 PM | Sống

Lý do thực sự khiến Ngụy Diên trở thành "cái gai" trong mắt Gia Cát Lượng vốn không chỉ bắt nguồn từ vị tướng này mà còn liên quan tới một nhân vật khác. Đó chính là Quan Vũ.

Ngụy Diên (177-234), tự Văn Trường, là người Nghĩa Dương thuộc đất Kinh Châu xưa.

Trong chính sử, ông được miêu tả là bậc anh hùng kiêu dũng, thiện chiến, từng nhiều lần lập công lớn nên được Lưu Bị rất trọng dụng và cất nhắc.

Vào giai đoạn theo Gia Cát Lượng Bắc phạt, Ngụy Diên từng đánh bại tướng Ngụy là Quách Hoài. Ông cũng trở thành người đứng đầu trong hàng ngũ quân đội Thục Hán thời bấy giờ.

Vốn là một viên tướng tài năng, dũng mãnh nhưng trong tác phẩm nổi tiếng "Tam Quốc diễn nghĩa", số phận của nhân vật Ngụy Diên lại hết sức bi thảm, mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ việc Gia Cát Lượng không vừa mắt đối với nhân vật này.

Lời nhận định của Khổng Minh và điềm báo về cái kết bi kịch của vị tướng họ Ngụy

Trong hồi thứ 53 của "Tam Quốc diễn nghĩa", Ngụy Diên vừa xuất hiện lần thứ nhất đã dẫn tới một màn chấn động. Lúc bấy giờ, ông giết Hàn Huyền, dâng thành cho Lưu Bị, công nhiều không kể.

Thế nhưng Ngụy Diên lại bị một người thân là quân sư như Gia Cát Lượng nhận định bằng mấy chữ: "Sau gáy có cái phản cốt, ngày sau tất sẽ tạo phản".

Phá hỏng nước cờ của Khổng Minh, Ngụy Diên bị đẩy vào cửa tử vì 1 lời phán về tướng số - Ảnh 1.

Ngay từ lần đầu gia nhập tập đoàn chính trị Thục Hán, Ngụy Diên đã bị Khổng Minh chỉ mặt và khẳng định là có tướng mạo phản phúc. (Ảnh minh họa).

Cụ thể, vào thời điểm Quan Vân Trường dẫn Ngụy Diên tới ra mắt, Khổng Minh lập tức hét lớn, hạ lệnh cho đao phủ mang người này đi chém. Bấy giờ Lưu Bị không khỏi kinh ngạc, hỏi vị quân sư của mình:

"Ngụy Diên là người có công, không tội tình gì, quân sư cớ gì muốn giết?".

Khổng Minh đáp:

"Hưởng lộc chủ mà giết chủ, ấy là bất trung. Sống ở đất ấy mà lại dâng đất, đó là bất nghĩa. Vả lại thần thấy sau gáy Ngụy Diên có cái phản cốt, sau này tất phản, nên chém trước để diệt trừ mầm họa".

Lưu Bị lại nói:

Nếu chém người này, chỉ sợ những kẻ đầu hàng khác sẽ sợ hãi. Vẫn mong quân sư tha cho hắn".

Quân chủ đã có lời, Gia Cát Lượng đành chỉ mặt Ngụy Diên mà nói:

"Nay ta tha cho tính mạng của ngươi. Ngươi nhất định phải tận trung báo chủ, chớ có hai lòng. Nếu có tâm địa khác, ta nhất định sẽ lấy thủ cấp của ngươi".

Khi đó, Ngụy Diên xem như tránh được một kiếp nạn, luôn miệng vâng dạ rồi lui về.

Thế nhưng ngay cả khi không bị vong mạng trong lần ấy thì lời nhận định của Gia Cát Lượng đã gắn cho Ngụy Diên cái mác của một kẻ có tướng mạo phản phúc.

Sau này, khi Ngụy Diên và Dương Nghi cùng tố cáo nhau làm phản, Ngô Thái hậu liền nhớ tới lời nói năm xưa của Khổng Minh, từ đó coi Ngụy Diên là kẻ phản tặc mà diệt trừ tận gốc bằng cách tru di tam tộc.

Vốn dĩ, trong vụ việc tố giác lúc bấy giờ,  Dương Nghi thậm chí còn có nhiều điểm tệ hại hơn Ngụy Diên.

Dù ai cũng có thể dễ dàng nhận ra điều ấy, nhưng Phí Y không giúp Ngụy Diên, Tưởng Uyển, Đổng Doãn đều bảo vệ Dương Nghi, vị tướng họ Ngụy chỉ còn cách buộc phải trở thành một nhân vật phản diện.

Kết quả là năm 234, Ngụy Diên bị khép tội mưu phải và phải chịu án tru di tam tộc.

Phá hỏng nước cờ của Khổng Minh, Ngụy Diên bị đẩy vào cửa tử vì 1 lời phán về tướng số - Ảnh 2.

Chỉ bằng một lời đánh giá, Khổng Minh đã ấn định cái kết bi kịch cho tương lai sau này của vị tướng họ Ngụy. (Ảnh minh họa).

Ngụy Diên thành "cái gai" trong mắt Khổng Minh: Chung quy cũng từ Quan Vũ?

Vậy đâu là lý do khiến Gia Cát Lượng lại nhận định Ngụy Diên là kẻ có tướng mạo phản phúc?

Nguyên nhân sâu xa của lời áp đặt này còn có liên quan tới một nhân vật chủ chốt khác. Đó chính là Quan Vũ.

Tương truyền rằng năm xưa Quan Vũ từ sớm đã không vừa mắt Gia Cát Lượng.

Bởi trước khi Khổng Minh xuất hiện, Vân Trường là người hữu dũng hữu mưu, được xem như ngôi sao sáng trong tập đoàn chính trị Thục Hán. Thế nhưng sự xuất hiện của Gia Cát Lượng đã khiến danh tiếng cũng như địa vị của ông ít nhiều bị lung lay.

Gia Cát Lượng muốn tìm cách khiến Quan Vũ phục tùng mình, liền dùng kế khích tướng cho ông đi đánh Trường Sa.

Theo mưu kế của Khổng Minh, trận đánh của Quan Vũ ở Trường Sa chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Khi Vân Trường đã thất thế, Gia Cát Lượng cùng Lưu Bị sẽ kịp thời mang binh ứng cứu.

Như vậy, Quan Vũ sẽ bị đẩy vào thế bất lợi, còn buộc phải chịu ơn Khổng Minh. Mưu kế thu phục lòng người hợp tình hợp lý như vậy, cái tài của vị quân sư họ Gia Cát quả khiến người khác phải  bội phục.

Phá hỏng nước cờ của Khổng Minh, Ngụy Diên bị đẩy vào cửa tử vì 1 lời phán về tướng số - Ảnh 3.

Có ý kiến cho rằng trận chiến của Quan Vũ tại Trường Sa thực chất là một nước cờ chính trị do Gia Cát Khổng Minh bày ra để thu phục lòng người. (Ảnh minh họa).

Trên thực tế, trận đánh của Quan Vũ ở Trường Sa quả thực gặp không ít khó khăn. "Tam Quốc diễn nghĩa" còn thêm vào chi tiết Quan Vũ đại chiến với Hoàng Trung trong trận này.

Nhưng ngay cả bản thân Quan Vân Trường cùng Gia Cát Lượng đều không thể nghĩ tới, phe địch lại vô tình tung ra một kẻ phản đồ. Đó không ai khác chính là Ngụy Diên.

Nhờ Ngụy Diên làm phản, về phe Thục Hán, Quan Vũ thuận lợi đánh hạ Trường Sa.

Nhưng điều đáng nói nằm ở chỗ, khi Quan Vân Trường vừa mới nhờ Ngụy Diên mà lật ngược tình thế thành công thì Khổng Minh lại vừa vặn mang binh tới cứu. Thử tưởng tượng lại tình huống lúc bấy giờ, chúng ta có thể thấy Gia Cát Lượng chắc chắn vô cùng khó xử.

Nguyên nhân khiến vị quân sư này ngay từ đầu đã không vừa mắt Ngụy Diên có lẽ cũng từ đó mà ra.

Phá hỏng nước cờ của Khổng Minh, Ngụy Diên bị đẩy vào cửa tử vì 1 lời phán về tướng số - Ảnh 4.

Sự xuất hiện bất ngờ của Ngụy Diên trong mối quan hệ mâu thuẫn giữa Khổng Minh và Quan Vũ đã biến vị tướng Ngụy trở thành "cái gai" trong mắt Gia Cát Lượng. (Tranh minh họa).

Kết quả là sau khi Vân Trường dẫn Ngụy Diên về ra mắt, Khổng Minh vì tức giận mà thất thố, lớn tiếng đòi lôi Ngụy Diên ra chém.

May thay lúc đó Lưu Bị đứng ra ngăn cản, hỏi rõ ngọn ngành. Gia Cát Lúc bấy giờ mới lấy lại bình tĩnh, chỉ có thể vin vào lý do Ngụy Diên có "phản cốt" ở sau gáy làm cái cớ.

Nhưng liệu rằng tướng mạo phản phúc của Ngụy Diên có thực sự tồn tại như lời nhận định của Gia Cát Lượng?

Phải chăng Ngọa Long tiên sinh quả thực thần thông quảng đại tới mức nhìn xuyên da thịt để thấy "cái phản cốt", thậm chí còn biết trước được người đó sẽ làm gì, từ đó đưa ra nhận định chắc nịch về Ngụy Diên?

Nhận định về thái độ của Gia Cát Lượng đối với Ngụy Diên, nhiều nhà phê bình Trung Quốc cho rằng Khổng Minh đã sai lầm khi không trọng dụng vị tướng này. Bởi Ngụy Diên được đánh giá là người có năng lực phù hợp để thay thế Gia Cát Lượng hơn cả.

Cho tới ngày nay, vụ án "Ngụy Diên mưu phản" vẫn được xem là một trong những án lớn thời Tam Quốc và gây nhiều tranh cãi.

Theo Trần Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM