"Ông hoàng kinh doanh" Nhật Bản phát hiện: 3 dấu hiệu giúp tỏ tường sự giàu nghèo và thành bại của một người
Người thành công luôn hiểu, những tòa nhà cao tầng mọc lên từ mặt đất nên việc đặt nền móng vững chắc là chìa khóa để một người thành công trong tương lai.
Kazuo Inamori được mệnh danh là "Ông hoàng kinh doanh" và "Bậc thầy triết lý cuộc sống", tạo nên sức ảnh hưởng không chỉ ở Nhật Bản mà còn rộng khắp thế giới.
Ông là người sáng lập nên hãng công nghệ cao đa quốc gia Kyocera và hãng viễn thông KDDI. Cả hai doanh nghiệp này đều lọt top Fortune 500. Ở tuổi 78, ông được mời trở lại làm việc và chỉ trong vòng 1 năm, ông đã đưa hãng hàng không Japan Airlines thoát khỏi bờ vực phá sản, biến lỗ thành lãi. Do vậy, trí tuệ kinh doanh của ông được người đời ca ngợi cho đến ngày nay.
Từ những đúc kết của Kazuo Inamori, ông cho rằng tương lai một người nghèo hay giàu, đều có thể nhìn thấu từ 3 điểm này:
1. Họ có thích công việc hiện tại không?
Khi muốn theo đuổi cuộc sống mình thích, đừng chần chừ mà hãy chủ động mạnh dạn theo đuổi nó.
Khi làm việc, bạn nên dốc hết sức hết mình, công việc sẽ giúp bạn rèn luyện các khả năng chuyên môn và cả ý chí.
Giống như khi Kazuo Inamori mới bắt đầu làm việc, ông không hề có chút hứng thú nào. Khi tất cả đồng nghiệp lần lượt rời đi, ông cũng muốn làm theo, nhưng sau đó đã nghĩ lại: “Bây giờ mình ra đi, liệu tình trạng có thay đổi, hay vẫn chán nản như thế? Chi bằng ở lại tiếp tục nỗ lực một phen”.
Nhờ đó, ông dần yêu thích công việc hiện tại, đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ và tạo ra những đổi mới to lớn về sản phẩm. Điều này cũng đặt nền tảng vững chắc cho công việc kinh doanh sau này của ông.
Mất đi niềm đam mê với công việc? Vậy thì hãy thử:
- Làm tốt công việc hiện tại và tìm kiếm phản hồi từ nỗ lực của mình. Hoàn thành từng việc nhỏ, chẳng hạn như lập biểu mẫu, đánh giá… Thay đổi lối suy nghĩ, thử cho công việc thêm cơ hội, nếu bản thân vẫn tạo ra giá trị mà không hề thấy thích thú với nó, vậy thì bạn bắt đầu tìm kiếm cơ hội mới cũng chưa muộn.
- Tìm kiếm và thực hiện đam mê. Nếu thực sự không hứng thú với công việc hiện tại thì bạn có thể thay đổi và tìm loại công việc mà bản thân mong muốn. Suy cho cùng, chỉ có công việc mình yêu thích mới có động lực để kiên trì.
2. Họ có nói được làm được không?
Bạn phải thực hiện những gì mình đã hứa với người khác, bất kể khó khăn đến đâu, ít nhất cũng phải cho đối phương một kết quả nào đó.
Lời nói đã thốt ra thì khó thu về. Do vậy người ta mới có câu: Nói được làm được mới là quân tử.
Điều này không chỉ đơn giản là chữ tín của một người, mà còn có thể quyết định sự thành bại của họ. Kế hoạch đã đưa ra thì phải làm cho bằng được, bất kể kết quả ra sao. Một lời thất hứa trong đời sống thường ngày, mất đi lòng tin. Một câu không làm được trong kinh doanh, mất đi sự nghiệp.
3. Họ có nhìn nhận lại bản thân không?
Người ta nói “thất bại là mẹ thành công”, nhưng thực ra sự nhìn nhận lại toàn bộ và đúc kết mới là mẹ thành công.
Chỉ khi biết nhìn nhận lại những thất bại đã trải qua và biến chúng thành kinh nghiệm của chính mình, bạn mới có thể chuyển bại thành thắng, tạo ra sự giàu có.
Ví dụ, nếu đi phỏng vấn tìm việc và bạn thất bại, điều đó thật sự không thành vấn đề. Hãy tìm hiểu lý do thất bại và tránh những vấn đề tương tự trong cuộc phỏng vấn tiếp theo, để bạn ngày càng tốt hơn.
Người thành công luôn hiểu, những tòa nhà cao tầng mọc lên từ mặt đất nên việc đặt nền móng vững chắc là chìa khóa để một người thành công trong tương lai.