Ông cụ 71 tuổi dùng tư duy chơi cờ để đầu tư chứng khoán rồi lãi 35 tỷ đồng trong 5 năm: Nắm giữ cổ phiếu của hơn 1.000 công ty, “sống miễn phí” nhờ phiếu giảm giá

14/04/2023 13:50 PM | Sống

Ông Hiroto Kiritani sử dụng tư duy nhanh nhạy và logic của một kỳ thủ khi giao dịch cổ phiếu. Nhờ đó, ông đã kiếm được 200 triệu yên (khoảng 35 tỷ đồng) chỉ trong 5 năm.

Ông cụ 71 tuổi dùng tư duy chơi cờ để đầu tư chứng khoán rồi lãi 35 tỷ đồng trong 5 năm: Nắm giữ cổ phiếu của hơn 1.000 công ty, “sống miễn phí” nhờ phiếu giảm giá - Ảnh 1.

Cổ phiếu không chỉ có thể giúp bạn trở nên giàu có mà còn khiến cuộc sống của bạn trở nên “miễn phí”? Truyền thông Nhật Bản đưa tin, một ông cụ 71 tuổi ở nước này tên là Hiroto Kiritani (Kiriya Hiroto), có một mẹo "tiết kiệm tiền" đặc biệt. Đó là dựa vào các "phiếu giảm giá" có được khi đầu tư vào cổ phiếu của hơn 1.000 công ty. Trong 34 năm qua, ông đã sống mà hoàn toàn không phải trả tiền mặt.

Hiroto Kiritani là một nhà đầu tư nắm giữ hơn 300 triệu yên (tương đương hơn 53 tỷ đồng) cổ phiếu của hơn 1.000 công ty. Là một cổ đông thiểu số, ông nhận được rất nhiều "phiếu giảm giá" từ các công ty này hàng năm, mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày của ông đều được đổi lấy từ phiếu giảm giá này, từ đồ ăn, quần áo, giày dép, sách báo và thậm chí cả xe đạp và ba lô dùng để đi chơi cũng được đổi miễn phí.

Ông cụ 71 tuổi dùng tư duy chơi cờ để đầu tư chứng khoán rồi lãi 35 tỷ đồng trong 5 năm: Nắm giữ cổ phiếu của hơn 1.000 công ty, “sống miễn phí” nhờ phiếu giảm giá - Ảnh 2.

Thị trường chứng khoán Nhật Bản có một "hệ thống ưu đãi cổ đông" rất nổi tiếng, đó là khi các cổ đông đầu tư một số tiền nhất định vào cổ phiếu, công ty sẽ gửi quà tặng như phiếu quà tặng hoặc sản phẩm để tri ân. Hiroto Kiritani rất thích điểm này và bắt đầu mua cổ phiếu ở tuổi 35, đầu tư vào cổ phiếu của các công ty Nhật Bản. Giá trị thị trường cao nhất mà ông nắm giữ lên tới hơn 300 triệu yên.

Về đồ ăn, Hiroto Kiritani đôi khi cũng khó khăn trong việc lựa chọn, bởi nếu ăn vượt phiếu thì ông phải bù tiền. Chẳng hạn như có lần ông muốn ăn phần cơm lươn giá 3.300 yên nhưng lại chỉ có phiếu giảm giá 3.000 yên, sau một hồi đắn đo, cuối cùng ông vẫn quyết định chọn phần cơm khác có giá đúng 3.000 yên.

Nếu đã không muốn trả tiền vậy tại sao ông không bán các phiếu giảm giá để lấy tiền mặt? Ông trả lời rằng việc bán những phiếu giảm giá này chắc chắn sẽ dẫn đến giảm giá và ông không muốn bán với giá rẻ cho nên chỉ sử dụng phiếu giảm giá cho mình.

Dùng tư duy “kỳ thủ cờ vây” để lãi hàng tỷ yên

Theo các báo cáo, khi còn trẻ Hiroto Kiritani là một kỳ thủ chuyên nghiệp có thành tích rất đáng nể. Ông đã giành được vô số chức vô địch trong các trận đấu cờ vây lớn nhỏ ở Nhật Bản. Đây cũng chính là cơ duyên dẫn lối Hiroto Kiritani đến với sàn chứng khoán.

Theo đó, sau khi Hiroto Kiritani trở nên nổi tiếng nhờ chơi cờ vây, một số công ty chứng khoán bắt đầu tìm đến kỳ thủ này và mời ông dạy nhân viên trong công ty của họ chơi cờ vây. Bằng cách này, Hiroto Kiritani bắt đầu “rẽ hướng” sang một lĩnh vực mới khi học cách giao dịch cổ phiếu từ các nhân viên của công ty chứng khoán.

Ông cụ 71 tuổi dùng tư duy chơi cờ để đầu tư chứng khoán rồi lãi 35 tỷ đồng trong 5 năm: Nắm giữ cổ phiếu của hơn 1.000 công ty, “sống miễn phí” nhờ phiếu giảm giá - Ảnh 3.

Cổ phiếu vốn là một khoản đầu tư rủi ro, có người phất lên nhanh chóng, cũng có người phá sản chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, là một kỳ thủ, Hiroto Kiritani có tư duy nhanh nhạy và logic rõ ràng. Những ưu điểm này cũng được bộc lộ triệt để khi giao dịch cổ phiếu. Chỉ trong 5 năm, ông đã kiếm được 200 triệu yên (khoảng 35 tỷ đồng).Thay đổi này đã mang đến cho Kiritani Hiroto hy vọng về một cuộc sống mới.

Trả lời phỏng vấn, Hiroto Kiritani từng nói: "Ngày 23 tháng 1 năm 2006 là ngày tôi không bao giờ quên trong đời. Ngày hôm đó, số tiền tích lũy của tôi lên tới 300 triệu yên (hơn 53 tỷ đồng), đó là mùa xuân của đời tôi."

Những câu hỏi như làm thế nào để bắt đầu nhanh chóng và cách học cách quản lý tiền trong thời gian ngắn giúp ông cụ này hình thành một mạng lưới kiến thức trong tâm trí. Chỉ trong 5 năm, Hiroto Kiritani đã trở thành bậc thầy về quản lý tài chính nhờ nghiên cứu và cân nhắc về cổ phiếu. Thậm chí ,ông còn được mệnh danh là "kỳ thủ cờ tài chính".

34 năm không tiêu tiền mặt, sống đủ đầy bằng phiếu giảm giá

Khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vào năm 2008, chỉ số chứng khoán Nikkei đã giảm từ mức đỉnh gần 40.000 điểm xuống dưới 20.000 điểm và chưa phục hồi. Vào năm 2015, Hiroto Kiritani lúc đó đã 65 tuổi, chứng kiến cổ phiếu của mình giảm từ 300 triệu yên xuống chỉ còn 50 triệu yên. Tuy nhiên, vì đã quen với việc rơi từ đỉnh xuống đáy, Hiroto Kiritani chấp nhận sự thật này và tìm cách để giải quyết vấn đề thay vì nghĩ theo chiều hướng tiêu cực.

Ông cụ 71 tuổi dùng tư duy chơi cờ để đầu tư chứng khoán rồi lãi 35 tỷ đồng trong 5 năm: Nắm giữ cổ phiếu của hơn 1.000 công ty, “sống miễn phí” nhờ phiếu giảm giá - Ảnh 4.

Sau cuộc khủng hoảng này, ông không những không thu mình lại và từ bỏ đầu tư chứng khoán mà còn tìm ra một phương pháp đầu tư tiết kiệm chi phí hơn. Theo đó, ông mua hơn 1.000 cổ phiếu bằng tiền của mình và nhắm đến các chính sách ưu đãi của hơn 1.000 công ty này đối với cổ đông thiểu số. Kể từ đó, ông kiên quyết không tiêu tiền mặt và sống hoàn toàn bằng "phiếu giảm giá” tri ân cổ đông.

Trong một tòa nhà chung cư ở Tokyo, đi qua lối đi dài, mở rèm cửa và bước vào phòng, bạn sẽ thấy một núi kệ với nhiều sản phẩm khác nhau, giống như một siêu thị bách hóa "kiểu gia đình". Có TV, tủ lạnh, máy nước nóng, gạo, trái cây và rau quả, thậm chí còn có khăn ăn, giấy vệ sinh, bàn chải đánh răng và các nhu yếu phẩm hàng ngày khác. Đây là nhà của Hiroto Kiritani, tất cả những thứ này đều là quà tặng từ các công ty mà ông ấy đã đầu tư vào, và chúng đều miễn phí.

Trong tất cả tài sản của ông, thứ đặc biệt nhất là chiếc ví. Đa phần người bình thường đều có một số thẻ hoặc tiền mặt trong ví, nhưng ví của Hiroto Kiritani thì khác. Trong ví của ông ấy có hàng tá phiếu giảm giá và chính những phiếu giảm giá này đã giúp ông sống một "cuộc sống miễn phí" trong 34 năm qua, chưa bao giờ tiêu một xu tiền của mình.

(Theo Zhihu)

theo Ánh Lê

Cùng chuyên mục
XEM