Nữ doanh nhân 35 tuổi nằm trên giường bệnh nhắn nhủ: "Đừng yêu tiền đến mức cực đoan, vào phòng cấp cứu rồi sẽ không còn ai nhắc đến hai chữ Thành Công"
Cho đến cuối cùng, ngoài sinh lão bệnh tử, tất cả chỉ là chuyện vụn vặt.
"Tôi chọn lựa, tôi hy sinh, tôi chấp nhận"
Những ngày gần đây Dương Thiên nổi lên như một hiện tượng mạng tại Trung Quốc, những từ khóa liên quan đến cô gái này trở thành hot search trên các diễn đàn mạng "Vì sao không thể hy sinh bản thân cho công việc, "Dương Thiên phải làm phẫu thuật dạ dày"…
Có lẽ rất nhiều người không biết Dương Thiên là ai, nhưng trong giới kinh doanh cô là cái tên được nhiều người nhớ đến., nếu Phạm Băng Băng là minh tinh của làng giải trí, thì Dương Thiên được ví như minh tinh trong ngành sale.
Sự nghiệp thành công, là niềm tự hào lớn nhất của cô, cô từng nói thành tựu lớn nhất của bản thân chính là đến từ công việc.
Cường độ làm việc cao đã để lại tác dụng phụ, những biểu hiện về suy giảm sức khỏe đều thấy ở cô gái này như rụng tóc, mất ngủ, bệnh tiêu hóa, béo phì…
Cô ấy nói, bản thân không có thời gian vận động, cũng không ăn uống đầy đủ. Cuối cùng, kèm theo bệnh béo phì là chứng tiểu đường và một vài chứng bệnh điển hình khác, khiến cô không thể không tiếp nhận các trị liệu của bác sĩ, để đem lại hiệu quả chữa trị tốt nhất, cô ấy đã phải làm phẫu thuật dạ dày.
Trước đây dù được mẹ khuyên nhủ nhiều lần, phải chú ý sức khỏe, không nên vì công việc mà quên chăm sóc bản thân, thì phản ứng đầu tiên của Dương Thiên chính là "Vì sao không thể hy sinh bản thân cho công việc?" và tìm cách né tránh.
"Sức khỏe thật sự quan trọng sao? Vì sao tôi nhất định phải sống thọ? Nếu 30 tuổi tôi đạt được những điều mình muốn, không phải tốt hơn là việc sống thọ nhưng cuộc sống tẻ nhạt ư?
Cô luôn đưa ra những lập luận cực đoạn như vậy để lấp liếm cho cái gọi là nghiện công việc của bản thân mỗi khi mẹ khuyên nhủ.
Cô ấy sống hết mình đến năm 30 tuổi, nhưng sau 30 trở đi, cơ thể không thể chịu đựng được một cuộc sống chất lượng thấp. Sau cuộc phẫu thuật dạ dày, một Dương Thiên 35 tuổi nằm trên giường bệnh đã phải thốt lên mà rằng "Đừng yêu tiền đến mức cực đoan, đến khi vào phòng cấp cứu thì không còn ai nhắc đến hai chữ thành công"
Câu chuyện của Dương Thiên nhận được nhiều ý kiến trái chiều, cái gọi là sự dũng cảm và cống hiến hết mình cho công việc của cô gái này, thực chất là một bài học cho sự phản khoa học.
Nếu chỉ theo đuổi thành công của bản thân, không quan tâm đến lo lắng và cảm nhận của người nhà, không nghĩ đến sức khỏe của bản thân sẽ yếu dần đi, thì khi không còn khả năng để lao động, những rủi ro về kinh tế và áp lực về tinh thần, ai sẽ là người gánh, lối sống đó không phải là dũng cảm, đó là vô trách nhiệm.
9 chữ "Tôi chọn lựa, tôi hy sinh, tôi chấp nhận", quả thực đã thức tỉnh rất nhiều người trưởng thành, không phải nhắc nhở bản thân phải kiếm nhiều tiền mà là nhắc nhở bản thân đừng cực đoan, phải biết cân bằng cuộc sống và công việc.
Trả lời cho câu hỏi Vì sao không thể hy sinh bản thân cho công việc, một người dùng mạng đã bình luận "Tôi sợ tiền mình kiếm ra sẽ không đủ để chữa bệnh.
Thực tế đau lòng này một lần nữa cảnh báo đến nhiều người trẻ về một lối sống thiếu khoa học.
Đừng đợi bi kịch xuất hiện mới biết hối hận
Câu chuyện của cô gái kia được ví như chiếc xe mất phanh đang lao dốc, nó chỉ là đại diện cho nhiều con người bình thường ngoài kia vì miếng cơm họ không dám dừng lại, họ cố gắng không ngừng bởi sợ một ngày sẽ bị những cuộc sống xô ngã, cho nên dù bao nhiêu khổ cực, cũng không dám dừng chiếc xe đó lại.
Ông Chương vốn là một cá thể của tư tưởng một lòng một dạ với việc làm việc để kiếm tiền, nhưng ông nói, sau một lần vào phòng cấp cứu, ông đã tỉnh ngộ.
Là một người đàn ông bước vào tuổi ngũ tuần, từ hồi thanh niên đã bắt đầu kinh doanh cùng gia đình. Qua 10 năm nhà hàng của ông ngày một ăn nên làm gia, đem lại cho ông khối tài sản lớn. Công việc của ông vừa là ông chủ kiêm luôn đầu bếp, công việc bắt đầu từ sáng sớm cho đến đêm muộn mới có thể nghỉ ngơi.
Vì công việc phải đứng trong thời gian dài, cộng với việc tiếp xúc với khói bếp độc hại, ăn uống dầu mỡ, sức khỏe của ông ngày một tệ, dẫn đến việc đau moir thắt lưng. Dù được con cái khuyên nhủ tuyển người làm, và thay thế bếp đang dùng nhưng vì tiếc tiền ông nhất quyết phản đối.
Vợ ông Chương nói, tuổi tác đã cao, không nên làm việc vất vả, tuyển thêm đầu bếp, nhưng thực khách đến nhà hàng chỉ vì tay nghề của ông Chương, nên ông cố chấp không thuê người.
Một ngày nọ, ông Chương mắt bỗng tối sầm và ngã ra sàn nhà. Ông bị xuất huyết não, cũng may người nhà phát hiện kịp thời, đưa ông đến viện cấp cứu, nếu chậm 10 phút thôi e rằng không thể cứu được.
Đợi ông Chương tỉnh lại, đã nằm trong phòng cấp cứu của bệnh viện, hơn nữa phải nằm liền một tuần, khắp người là những ống và dây rợ,
Một chuyến đi đến phòng cấp cứu, không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu của nhà hàng, sau khi xuất viện ông ta còn mắc chứng nói lắp.
Ông Chương nói, khi nằm trong phòng cấp cứu, nhìn thấy vợ và con cách nhau một tấm kình nhìn vào bên trong, bản thân muốn gọi, nhưng cơ thể không thể động đậy, cảm giác này giống như người đã chết. Khi ấy, ông đã quyết định, đợi khi bản thân hồi phục, nhất định phải thiết lập lại cuộc đời. Đến cuối cùng, tiền kiếm mãi là không đủ, nhưng mạng thì chỉ có một.
Ông Chương chỉ là một trong số những người may mắn ra khỏi phòng cấp cứu bình an vô sự, nhưng rất nhiều người, khi ngã xuống không còn cơ hội để đứng dậy.
Kết quả của việc coi thường sức khỏe, bán mạng cho công việc, luôn là những căn bệnh đã trở nặng. Đừng đợi đến khi vào phòng cấp cứu mới quay lại suy nghĩ và hối hận.
Đương nhiên chúng ta không thể phủ nhận giá trị của việc bán mạng cho công việc. Có những công việc được ví như bản thân là ngọn đuốc để soi sáng dẫn đường cho người khác, khiến người người kính trọng.
Chẳng hạn như câu chuyện về các bác sĩ tuyến đầu phải ngày đêm làm việc để đánh bại bệnh dịch, những chiến sĩ biên phòng không ngại mưa nắng canh giữ bình yên cho giấc ngủ của nhân dân, họ làm việc quên thân mình trong điều kiện còn nhiều khó khăn để cống hiến cho đất nước. Đó là những công việc chúng ta phải kính trọng và biết ơn.
Tuy nhiên, nếu vì những dã tâm, dục vọng kim tiền mà đi làm những việc vượt quá sức chịu đựng của bản thân, liệu có đáng để thử không.
Tưởng tượng rằng, bạn lao lực nửa đời người, vừa hay ngày tốt đến thì bản thân cũng đổ bệnh, có đáng tiếc không. Cho nên đừng cảm động bởi thuyết thành công nhưng sức khỏe bị bào mòn, hãy nhớ rằng một cơ thể khỏe mạnh mới là vốn quý của công việc và cuộc sống.
So với việc quên ăn quên ngủ để bắt kịp một dự án, thì cái mà đa số người bình thường cần là có những kỹ xảo để phân bổ thời gian hợp lý. Bởi vì làm việc cường độ cao, cơ thể sẽ bị mệt mỏi, nếu bạn cảm thấy không thể tiếp tục, hãy nghỉ ngơi. Gia đình bạn sẽ không muốn nhìn tháy đôi mắt thâm quầng và một gương mặt bơ phờ, càng không muốn nhìn bạn mất đi hứng thú với những điều tuyệt vời trên thế gian.
Hãy hiểu rằng khi không còn sức khỏe, tất cả sẽ quay về con số 0. Hơn nữa khi có một cơ thể khỏe mạnh và một tinh thần tốt, thì sự nghiệp hay tiền đồ mới có thể cùng bạn tiến xa.
Cho đến cuối cùng, ngoài sinh lão bệnh tử, tất cả chỉ là chuyện vụn vặt.